Mẹo ăn hải sản an toàn ngày nắng nóng

Hải sản sau khi chế biến nếu bảo quản ở nhiệt độ thông thường, dễ bị vi khuẩn xâm nhập ,khi ăn những hải sản này bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc.

15.6018

Những lưu ý khi ăn hải sản ngày hè

Không nên ăn hải sản lạ

Theo Báo điện tử Tiền phong, nhiều loại hải sản lạ, chứa hàm lượng độc tố cao, nếu ăn phải có thể nhiễm độc, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, trong các loại hải sản lạ có thể chứa các thành phần gây dị ứng. Vì vậy, tốt nhất nên tránh xa các loại hải sản mà bạn chưa từng ăn qua. Đặc biệt, trẻ em có hệ miễn dịch yếu, dù là hải sản đã từng ăn, cũng nên để trẻ ăn thử một ít rồi mới tăng dần.

Bạn cũng có thể hỏi dân địa phương về tính lành của hải sản lạ, trước khi dùng thử.

Không ăn hải sản chưa nấu chín kỹ

Muốn giữ được vị ngọt và giá trị dinh dưỡng của hải sản, nên chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc nướng và ăn khi còn nóng. Tuyệt đối không ăn những hải sản chưa nấu chín kỹ, những món tái, gỏi sống…, vì chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, hải sản sống cũng có thể nhiễm ký sinh trùng.

Không ăn hải sản đã chết

Hải sản khi bị chết nếu bảo quản ở nhiệt độ thông thường sẽ rất nhanh bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành độc tố gây hại. Các loại hải sản có vỏ như sò, ốc hay cua… có tốc độ ô nhiễm gia tăng sau khi chết. Vì vậy, nên chọn ăn hải sản càng tươi sống càng tốt hoặc hải sản đông lạnh được bảo quản đúng cách.

Không ăn hải sản đã chế biến lâu

Hải sản sau khi chế biến nếu bảo quản ở nhiệt độ thông thường, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ăn những hải sản này có nguy cơ bị ngộ độc.

Tránh ăn hải sản gây dị ứng

Nếu bạn có “tiền sử” dị ứng với loại hải sản nào thì cần tránh xa. Lưu ý, kể cả những người chưa từng bị dị ứng với loại hải sản, nhưng nếu khi ăn có các triệu chứng như đỏ mặt, đau đầu, nổi mẩn ngứa, buồn nôn thì nên dừng ăn ngay lập tức. Có thể lúc đó, hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm nên gây dị ứng. Nếu tiếp tục ăn, có thể bị khó thở, thậm chí tử vong.

Ảnh  minh họa

Dùng hải sản với gia vị

Nên dùng hải sản kèm với các gia vị như gừng, sả, tỏi, giấm, ớt… vì hải sản vốn có tính hàn, dễ bị “lạnh bụng”. Các gia vị trên sẽ giúp cân bằng, diệt khuẩn, bảo vệ cơ thể.

Với các món hải sản nướng, nên tẩm ướp bằng nước xốt, vừa giúp hải sản có hương vị đậm đà, vừa an toàn khi nướng do lớp xốt hạn chế lượng mỡ chảy xuống làm khét món ăn.

Nên đọc

Cẩn trọng với các món kết hợp

Khi ăn hải sản không nên ăn cùng trái cây, vì chất asen pentavenlent trong hải sản khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C sẽ chuyển hóa thành thạch tín gây ngộ độc cấp tính.

Ngoài ra, sau khi ăn hải sản không nên uống trà vì trong lá trà có chất tanin, khi kết hợp với canxi trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây đau bụng, buồn nôn. Tốt nhất uống trà hai giờ sau khi ăn hải sản.

Chế biến hải sản an toàn

BS Đào Thị Yến Thủy, chuyên gia dinh dưỡng tư vấn trên Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh: tốt nhất hãy chọn hải sản còn sống (cá còn bơi, tôm nhảy, ghẹ sống), sau đó là hải sản đã được đông lạnh. Hải sản ướp đá cục thì cần xem xét kỹ hơn độ tươi sống...

Hải sản tươi mới còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon khi ăn. Không chọn hải sản đã bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi hôi... vì dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Muốn chế biến hải sản còn giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt thì nên hấp, luộc, nướng hơn là chiên. Cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội.

Ăn hải sản cũng cần đúng cách

Hải sản không chứa nhiều chất béo nên không sợ bị nhiều năng lượng gây tăng cân không mong muốn. Có thể ăn lượng hải sản trong mỗi khẩu phần từ 70 - 90g (nhiều hơn thịt, chỉ 30 - 50g). Số lần ăn hải sản trong tuần được khuyến cáo nên nhiều hơn thịt, nên ăn cá ít nhất hai-ba lần/tuần vì cá chứa omega-3 có lợi cho tim mạch.

Một số người bị bệnh tiểu đường sợ ăn hải sản sẽ làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, TS-BS Minh Hạnh cho biết, người tiểu đường vẫn có thể ăn được hải sản, nhưng nên ăn lượng vừa phải và hạn chế ăn các loại hải sản có nhiều cholesterol như tôm, cua, ghẹ, mực… đặc biệt, cholesterol có nhiều ở đầu tôm, đầu mực, gạch cua và ghẹ nên tránh ăn những phần này. Phụ nữ mang thai khi ăn hải sản cần chú ý chọn hải sản tươi sống, chế biến chín kỹ để tránh ngộ độc, ảnh hưởng tới thai nhi.

Tóm lại, cần ăn hải sản đúng cách để không gây bất lợi cho cơ thể, người ăn cần lưu ý độ tươi mới, an toàn vệ sinh của hải sản và ăn liều lượng vừa phải, chú ý bệnh lý của cơ thể để tiết giảm.

Thuốc tham khảoVitamin C 500mg

Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C.
- Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen.

Nhung Dương

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]