Mẹo tiết kiệm chi phí sinh nở

Mẹ bầu chuẩn bị sinh hãy lên kế hoạch tài chính hợp lý để sẵn sàng chào đón bé. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6047
  • 1

    Đi đẻ tốn kém như ai

    Để chào đón một em bé chào đời trong xã hội hiện đại là khá tốn kém. Mỗi gia đình lại có mức thu nhập khác nhau và trong quá trình mang thai, việc mua sắm đồ cho cả mẹ và bé, chi phí khám chữa bệnh, chi phí ăn uống... đã khiến "hầu bao" của nhiều gia đình lâm vào tình trạng "cạn kiệt".

    Trên các diễn đàn phụ nữ diễn đàn dành cho cha mẹ đã có rất nhiều thắc mắc, lo lắng xoay quanh việc chuẩn bị chi phí như thế nào hợp lý cho lần "vượt cạn".

    Một mẹ bầu với nick name bonghongvang_12 chia sẻ: "Thời buổi kinh tế khó khăn, một đứa trẻ ra đời tất nhiên tốn kha khá tiền, và với nhiều người thì phí tổn này có thể vượt quá mức chịu đựng. Có người khéo xoay xở, vẫn có cách để giảm chi phí khi đi đẻ nhưng như vợ chồng em vì lần đầu làm cha, làm mẹ nên không biết cách tiết kiệm. Lúc mang bầu, cái gì cũng muốn mua, nhìn thấy đồ đẹp là mua thỏa thích. Đến bây giờ chỉ còn 1 tháng nữa, bé nhà em chào đời rồi mà hai vợ chồng đau đầu vì tiền. Không biết chi phí khi đi đẻ thế nào? Tất tần tật cả viện phí và bồi dưỡng cho bác sĩ thì khoảng bao nhiêu nhỉ?".


    Kinh phí cho mỗi ca sinh thường hoặc sinh mổ, sinh ở bệnh viện nào
    là khác nhau. (ảnh minh họa)

    "Tiêu tốn từ 8 đến 10 triệu đồng là giá sinh thường. Chứ nếu sinh mổ thì phải từ 15 triệu trở lên, đấy là chưa kể tiền cảm ơn bác sĩ, y tá, tiền mua đồ nằm viện, rồi thời gian nằm viện và chọn phòng nằm có vip hay không? Đấy ti tỉ thứ phải lo mà mỗi người một ý, em chẳng biết nên nghe theo thế nào", thành viên caramen-buka tâm sự.

    Thành viên cynbaby thì thắc mắc khi chi phí sinh nở ở mỗi viện lại có mức giá khác nhau: "Mình đang tìm cách làm sao chi tiêu khoa học nhất để sinh con vào cuối tháng 11 này thuận lợi. Bao nhiêu thứ cần lo, bao nhiêu việc cần làm. Anh xã mình cũng cuống hết lên bảo rằng đi đẻ tốn hơn lên trời. Thấy chị gái mình mổ ở viện C kể rằng chi phí nộp cho bệnh viện sau khi trừ bảo hiểm hết khoảng 800 nghìn thôi. Vậy mà đứa bạn mình kêu là nó đẻ thường ở viện Việt Pháp, gói sinh chứ không phải gói thai sản đã là 700USD rồi. Bây giờ gói này là 26.400 nghìn đồng rồi, công nhận là tăng giá chóng cả mặt. Đẻ mổ tuỳ gói cũng 40 đến 50 triệu rồi đấy".

    Như vậy, trong quá trình "lâm bồn" có thể phát sinh một số khoản khác ngoài dự tính nên nếu gia đình nào có mức thu nhập không mấy khá giả thì việc tiết kiệm tiền sinh nở là điều rất nên làm. Bạn nên hoàn toàn chủ động về mặt tài chính để không cảm thấy bỡ ngỡ, bất ngờ sau khi chào đón thành viên mới trong gia đình.

  • 2

    Mẹo tiết kiệm chi phí khi đi đẻ

    Tổng thu nhập của mỗi cặp vợ chồng khi chuẩn bị "lên chức" dù có nhiều đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu không biết cách sắp xếp, cân bằng thì rất có thể sẽ lâm vào cảnh "thiếu thốn".  Biết cách chi tiêu hợp lý, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ung dung đón chờ ngày “cục cưng” chào đời.

    * Trước thời gian sinh nở

    Trước khi sinh, các cặp vợ chồng nên thống nhất sẽ sinh ở bệnh viện nào để dự trù kinh phí hợp lý. Kinh phí cho mỗi ca sinh nở cũng khác nhau vì có mẹ lựa chọn sinh thường, có mẹ chọn sinh mổ. Nếu gia đình có điều kiện, các chị em có thể tìm đến những dịch vụ "đắt đỏ" hơn. Tuy nhiên, nếu gia đình không có nhiều điều kiện, mẹ bầu có thể mua bảo hiểm và sinh nở theo bảo hiểm cũng sẽ giảm bớt chi phí rất nhiều.


    Trong thời gian các mẹ nằm viện thì các bố cũng như gia đình nên chuẩn bị 
    sẵn tiền lẻ để mua những thứ nhỏ nhặt khi cần. (ảnh minh họa)

    Chi phí cho ca sinh nở bình thường khoảng 4-8 triệu. Sinh mổ sẽ đắt hơn sinh thường, dao động từ khoảng 10-15 triệu. Mức lệ phí khác nhau còn phụ thuộc vào việc chị em nằm phòng thường hay phòng dịch vụ và sinh ở bệnh viện nào nữa. Thông thường thì các mẹ vẫn nên chuẩn bị số tiền là hơn 10 triệu đồng.

    - Bệnh viện Từ Dũ: Sinh thường giá từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng (tùy người đỡ là nữ hộ sinh hay BS sản khoa). Sinh hút, sinh đa thai: 2.000.000 đồng. Sinh mổ: từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

    - Bệnh viện Việt Nhật: 8- 10 triệu đồng

    - Bệnh viện Phụ sản: Sinh thường: 5 triệu; sinh mổ: 8 triệu.

    - Bệnh viện Việt Pháp: 10 -15 triệu đồng

    - Bệnh viện Hùng Vương: Sinh thường 1.000.000 đồng; Sinh mổ 1.500.000 đồng.

    - Bệnh viện Đại học Y dược (Khoa Phụ sản): Sinh thường: 2.200.000 đồng; Sinh thủ thuật: 2.900.000 đồng; Sinh mổ: 4.300.000 – 6.100.000 đồng (tùy lần sinh và ngôi thai).

    Trên đây là những chi phí cho một ca sinh nở để các mẹ tham khảo chuẩn bị trước khi sinh. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lo lắng nếu kinh phí nhà mình quá eo hẹp vì theo kinh nghiệm của nhiều chị em từng "vượt cạn" thì mức chi phí thật không vượt quá số tiền kể trên vì đó chỉ là lệ phí đóng ban đầu. Quá trình sinh nở có thể phát sinh một số khoản khác, tốt nhất gia đình nên chủ động về mặt tài chính để không bỡ ngỡ và bất ngờ trong suốt thời gian mang bầu và sinh nở.

    * Trong thời gian nằm viện

    Trong thời gian nằm viện, thông thường các mẹ bầu nếu đẻ thường sẽ nằm viện 2-3 ngày, các mẹ đẻ mổ thì nằm lâu hơn và trong khoảng thời gian này, gia đình cũng sẽ chi một khoản kinh phí khá khá cho việc: mua sữa cho mẹ và bé, mua cơm, cháo, nước sôi, bỉm, tã, xô, chậu, bô…

    Trong những ngày này, các bố cũng như người nhà nên chuẩn bị tiền lẻ để dễ dàng mua bán những thứ nhỏ nhặt khi cần. Để tiết kiệm, vợ chồng bạn nên nhờ người thân như mẹ hoặc chị gái tham gia giúp đỡ và tốt hơn hết là nấu cơm, đem cháo từ ở nhà mang đến để đỡ tốn kém và hợp khẩu vị. Đặc biệt vì lúc này, các mẹ mới sinh bé, vẫn còn khá yếu, kiêng cữ nhiều nên nấu cháo từ ở nhà sẽ yên tâm và đảm bảo hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người mẹ. 

    * Khi xuất viện

    Trong thời gian ở nhà, để tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập gia đình thì bà bầu nên nhờ người thân là bà nội, bà ngoại hoặc chị em giúp đỡ thêm, để bố có thể yên tâm đi làm, tăng thu nhập cho gia đình. Việc tìm người giúp việc có thể tiến hành trước khi bạn đi làm chừng  1 tháng để tiết kiệm chi phí.

    Những mẹo nhỏ trên đây đã cung cấp cho chị em phụ nữ bầu bí, những gia đình sắp chào đón thêm thành viên bé nhỏ một số gợi ý về những khoản chi phí khi sinh con, để từ đó các mẹ bầu hãy lên kế hoạch tài chính cho mình thật hợp lý để chào đón bé trong niềm vui thoải mái nhé!

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]