Nắng nóng, da dễ bệnh

Để giảm nguy cơ nấm da, chúng ta phải thay quần áo hằng ngày, tránh mặc đồ ẩm; lau thật khô sau khi tắm, thay vớ mỗi ngày…

31.2419

 

Nắng nóng dễ làm da bị bệnh
 
Vào mùa nóng, các bệnh thường gặp ở da là sạm da, cháy nắng, nấm chân, nấm bẹn, nấm than, lang ben, viêm da mủ (viêm ngoài nang lông thì gọi là chốc, viêm ở nang lông thì gọi là viêm nang lông). Gây ra những bệnh này thường do các tác nhân là ánh nắng, không khí nóng ẩm và vệ sinh cá nhân kém.

Ngâm mình dưới nước vẫn cháy nắng

Để ngừa sạm da hay cháy nắng, chúng ta cần hạn chế phơi nắng trong thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ hằng ngày; đội nón, khẩu trang, mặc áo dài tay khi ra nắng; lưu ý là da vẫn bị cháy nắng ngay cả khi chúng ta ngâm cơ  thể ở dưới nước và cả trong những ngày không nắng gắt (vì mây không làm giảm tia cực tím). Ngoài ra, khi phơi mình trên bãi cát cũng phải chừng mực vì cát phản chiếu tia nắng từ mặt trời nên sẽ làm tăng nguy cơ cháy nắng cho da.

Nếu có sử dụng kem chống nắng thì nên sử dụng loại có ghi SPF từ 15 trở lên. SPF là thành phần cho phép phục hồi da bị thương tổn. Một số người cho rằng thoa kem chống nắng sẽ dễ bị nổi mụn, thực ra với những người da dễ bị mụn thì nên thoa các loại kem chống nắng có ghi “noncomedogenic” hoặc chống nắng dạng gel chứ không phải dạng kem.

Tăng cường sử dụng các loại rau quả là một biện pháp để giữ làn da đẹp trong mùa nóng Ảnh: Hồng Thúy
 
 Đang bị nấm da: Không tắm giặt chung

Để giảm nguy cơ nấm da thì chúng ta phải thay quần áo hằng ngày, tránh mặc đồ ẩm; lau thật khô sau khi tắm (nếu có thể thì quạt khô vùng da nách, bẹn); thay vớ mỗi ngày và nên mang vớ có chất liệu cotton thay cho loại len tổng hợp; mang giày dép bằng da thay cho giày dép bằng plastic, tránh mang giày dép quá chặt; đang bị nấm da thì không tắm giặt chung hoặc mặc chung quần áo với người khác và năng ủi mặt trái quần áo để tránh tái phát; tránh đi chân không; diệt nấm ở giày bằng hơi formol…

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da, viêm nang lông và mụn trứng cá, chúng ta cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, tránh chấn thương da; ăn đầy đủ rau xanh, trái cây đủ sinh tố, tránh ăn chất béo, chất ngọt; khi mới bị trầy xước hoặc nhiễm trùng da thì phải rửa sạch, bôi thuốc sát trùng, nếu sau vài ngày không bớt thì nên đến chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng cách; giữ da sạch sẽ, rửa mặt mỗi ngày 4 – 5 lần với nước sạch và lau khô (nếu là da nhờn có mụn thì có thể dùng thêm sữa rửa mặt). n

Tránh đồ ăn cay, nóng

Để có một làn da sáng đẹp vào mùa nóng thì những việc chúng ta nên làm là ăn uống hợp lý, tăng cường rau quả; thường xuyên vệ sinh thân thể, giữ da khô thoáng, sạch sẽ; mặc quần áo rộng, thoáng, thấm mồ hôi (ưu tiên đồ sáng màu để tránh bắt nắng); kích thích tuần hoàn cho da đều đặn bằng xoa, bóp, vỗ, lăn… cho da;  cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
 
Những việc nên tránh là đồ ăn kích thích, cay nóng; thấy ngứa, nổi mụn thì mua thuốc để uống và bôi theo kinh nghiệm bản thân hoặc do bạn bè, người thân mách bảo; dùng nước hoa khi ra nắng (sẽ tăng độ nhạy cảm của da với nắng); đi ra ngoài nắng mà không có các phương tiện bảo vệ da; phơi nắng quá nhiều, nhất là trong thời gian nắng gắt.
 
Theo Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Út - ĐH Hùng Vương - Người Lao động
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]