Ngăn 'hạt giống' ung thư nảy mầm

Ung thư thường phát triển ở "đất trồng" màu mỡ, nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao về mặt di truyền. Nhưng phải có hạt giống - yếu tố khởi động như thuốc lá, stress, nhiễm khuẩn..., bệnh mới xuất hiện.

15.5785

Khi hút thuốc, bạn đã gieo một hạt giống của bệnh ung thư. Ảnh: Long-island-hypnotherapy

Liệu bạn có thể sinh ra với bệnh ung thư hay không? Một số người có vẻ như vậy. Cha mẹ họ bị ung thư, và họ có nhiều nguy cơ bị ung thư hơn người khác.

Nhưng trước khi bạn trách móc cha mẹ mình về bệnh này, cần xem lại một số dữ liệu thống kê. Phần lớn những người bị ung thư không có tiền sử gia đình mắc bệnh; chỉ 20% có thành viên trong gia đình bị ung thư. Mặc dù vậy, di truyền dường như có vai trò to lớn trong quá trình xuất hiện và phát triển ung thư.

Về bệnh ung thư, có học thuyết hạt giống và đất trồng. Để ung thư có thể phát triển ở một bệnh nhân nào đó, đất trồng phải màu mỡ. Nhưng phải có hạt giống, một yếu tố khởi động. Đó có thể là chế độ ăn, nhiễm khuẩn, căng thẳng, hay một chất gây ung thư như thuốc lá.

Học thuyết này có thể giải thích vì sao một số người hút thuốc như nhả ống khỏi mà không bị ung thư phổi, vì họ có hạt giống nhưng không có đất trồng. Bằng cách nào đó về đặc tính di truyền, họ được bảo vệ.. Trong khi đó, ở một số gia đình, có 2 người trở lên bị ung thư, tố chất di truyền rất cao, chỉ cần một chút hạt giống thôi là có thể khởi động sự phát triển ung thư rồi, vì mảnh đất quá màu mỡ.

Bà Tam Lai Ha, 56 tuổi, người Singapore, bị ung thư trực tràng, được phẫu thuật ở Bệnh viện Gleneagles năm ngoái, sau đó đến chỗ tiến sĩ Ang Peng Tiam (tập đoàn y tế Parkway) khám vì bác sĩ phẫu thuật nói rằng khối u của bà đã ở giai đoạn 3, nghĩa là nguy cơ tái lên đến 50-75% nếu không có phương pháp điều trị hỗ trợ.

Con trai và Tam, Kenelton, một thanh niên 24 tuổi, cũng bị ung thư vòm. Bà luôn luôn cảm thấy có lỗi về việc đã truyền ung thư cho con trai mình. Mặc dù tiến sĩ Ang không bao giờ bàn bạc lâu về vấn đề này nhưng ông hiểu cảm giác của bà.

"Lúc phát hiện Kenelton bị ung thư là thời gian căng thẳng đối với tôi, nhưng không đau đớn bằng lúc tôi phát hiện ra mình cũng bị bệnh. Tôi bắt đầu suy nghĩ về việc liệu có phải do lỗi của tôi mà cháu cũng bị ung thư hay không". Đến nay, sức khỏe của hai mẹ con đã tốt lên nhiều, họ có 80% được chữa khỏi, nhưng câu hỏi trên vẫn chưa được giải đáp chắc chắn. Tiến sĩ Ang Peng Tiam cho rằng, khả năng bà Tam đã truyền ung thư cho con là có.

Cũng như nhiều người khác, bà Tam tự hỏi liệu ung thư có phải là một quả bom hẹn giờ theo di truyền không? Có phải là như vậy thì ta có thể gạt bỏ những quan tâm về chế độ ăn uống và lối sống sang một bên? Đáp án cho câu hỏi thứ hai là chắc chắn không. Vai trò của các yếu tố di truyền có thể thay đổi từ ảnh hưởng rất ít đến 100%.

Có những trường hợp di truyền là quả bom hẹn giờ. Nếu bạn có nhiều polyp đường tiêu hóa có tính chất gia đình chẳng hạn, khả năng ung thư là 100%. Một trong số polyp sẽ chuyển thành ác tính. Họ thường được khuyên cắt toàn bộ đại tràng vì chắc chắn sẽ bị ung thư ở bộ phận này.

Cũng nhiều người có tiền sử gia đình bị ung thư nhưng bản thân họ không bao giờ bị bệnh.

Vậy bạn phải làm gì đây khi gia đình có người bị ung thư? Lời khuyên rất đơn giản: Bạn không thể làm gì được để thay đổi yếu tố di truyền, nhưng lại có thể làm nhiều điều bạn để giảm các nguy cơ khác liên quan đến chế độ ăn hay lối sống.

(Theo sách "Thưa bác sĩ, tôi bị ung thư. Xin bác sĩ hãy giúp tôi")

"Thưa bác sĩ, tôi bị ung thư. Xin bác sĩ hãy giúp tôi" là cuốn sách của tiến sĩ Ang Peng Tiam, chuyên gia về ung thư hàng đầu của Singapore. Sách được Nhà xuất bản Y học chính thức ngày 13/10.

Ấn phẩm này được coi là "cuốn sách của niềm hy vọng" bởi nó tràn đầy sự đồng cảm, chia sẻ, niềm lạc quan trong cuộc chiến với bệnh tật. Hy vọng không phải vì nó nêu các kỹ thuật mới nhất trong điều trị ung thư mà còn kể chuyện về những con người đã nỗ lực vượt qua nó như thế nào.

H.H.

 

 

 

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]