Nhận biết khi bị nhiễm bức xạ

Dân trí Khi vượt ra khỏi sự kiểm soát thích hợp nguồn bức xạ sẽ gây nguy hiểm cho người đã tiếp xúc. Hậu quả có thể xảy ra đối với người bị nhiễm xạ là hiện tượng suy giảm hồng cầu và căn bệnh ung thư.

15.5888

Khi nào nguồn phóng xạ gây nguy hiểm?

BS Lê Bảo Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103, kiêm chuyên viên kỹ thuật ngành Y học, phóng xạ - Cục Quân y cho biết: Hiện nay các nguồn bức xạ (trong đó có tia phóng xạ) đang được sử dụng rộng rãi trong trong cuộc sống hàng ngày (y tế, công nghiệp và nghiên cứu) do những ưu việt vượt trội của nó.

Tuy nhiên, khi vượt ra khỏi sự kiểm soát thích hợp nguồn bức xạ có thể gây nguy hiểm cho người đã tiếp xúc với chúng.

Có nhiều nguyên nhân khiến người bị nhiễm xạ (chiếu xạ) như: làm việc ở những nơi có nguồn phóng xạ, vô tình tiếp xúc với nguồn phóng xạ đã bị hở và bị tia xạ chiếu trực tiếp vào người, hoặc làm việc ở những mỏ quặng giàu phóng xạ…

Người bị chiếu xạ có thể bị nhiễm toàn cơ từng phần của cơ thể do ăn uống, hít thở hoặc dính vào những chỗ trầy xước, vết thương. Ở thể nhẹ (hay còn gọi là chiếu xạ ở liều thấp) người bị nhiễm thường không có biểu hiện cụ thể không gây ra các hiệu ứng có thể quan sát được. Nếu ở thể nặng hơn (mức liều cao), có thể xuất hiện chấn thương, bỏng nhiệt ngay lập tức và các dấu hiệu bệnh tật, sa sút về sức khoẻ sau một thời gian.

Dấu hiệu nhận biết: Người bị chiếu xạ toàn thân sẽ xuất hiện những dấu hiệu như: buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy. Từ 1 - 3 năm sau là một thời kỳ ủ bệnh, người bị nhiễm xạ thường xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột… Nguyên nhân là do lượng hồng cầu trong máu bị giảm sút khiến bạch cầu tăng lên và dễ dẫn đến ung thư.

Trường hợp bị chiếu xạ ở từng bộ phận cơ thể, tuỳ thuộc liều chiếu ít hay nhiều, có thể sinh ra các dấu hiệu và triệu chứng tại vùng bị chiếu như là ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy gây đau đớn hoại tử hoặc rụng lông… Sau một thời gian, vùng bị tổn thương có thể bị hoại tử.

Xử lý khi bị nhiễm phóng xạ

“Khi có thông tin khu vực có nguồn phóng xạ bị rò rỉ, mọi người nên nhanh chóng thoát khỏi khu vực đó. Hãy liên hệ ngay với cơ quan y tế, cơ quan quản lý an toàn bức xạ và cơ sở dịch vụ an toàn bức xạ để nhận được sự giúp đỡ . Tuyệt đối không chạm vào các vật dụng bằng kim loại”, TS Toàn hướng dẫn.

Người ở khu vực bị nhiễm xạ nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành kiểm tra. Tại bệnh viện chuyên khoa như: Viện Y học Phóng xạ, khoa Y học hạt nhân- Bệnh viện Bạch Mai, khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103.

Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành điều tra quá trình nhiễm xạ như: có tiếp xúc vật bằng kim loại hay không. Sau đó, bệnh nhân sẽ được thử máu, 3-4 lần/ngày để theo dõi sự sụt giảm số tế bào bạch cầu. Việc thử máu để này sẽ kéo dài trong nhiều ngày. Nếu không có bất thường xảy ra trong khoảng 14 ngày, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân tiến hành khám sức khoẻ định kỳ năm để tiếp tục theo dõi.

P. Thanh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]