Là một ngành “hot”
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng tại các khách sạn, mức lương trung bình của nhân viên ngành khách sạn 4 – 5 sao tại Đà Nẵng có mức lương khá cao.
Cụ thể, lương của trưởng bộ phận là 34 triệu đồng, trợ lý trưởng bộ phận: 16,7 triệu đồng, trợ lý bộ phận: 11 triệu đồng, giám sát: 7 triệu đồng, nhân viên kinh nghiệm (từ 1 năm trở lên): 4,3 triệu đồng và nhân viên mới vào làm: 3,4 triệu đồng.
Quang cảnh hội nghị
Trong khi mức học phí đào tạo nghiệp vụ cho ngành du lịch và khách sạn tại Đà Nẵng hiện nay chỉ khoảng: 5 triệu đồng/ 6 tháng/học.
Sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng với sự bùng nổ các dự án du lịch đã tạo nên một cuộc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực ngày càng gay gắt.
“Điều đó cho thấy, du lịch là một ngành “hot” như thế nào? Thế nhưng nhu cầu thì lớn nhưng chúng ta chưa giải quyết được”, ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng nói.
Chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu
Theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng, cho đến năm 2015, Đà Nẵng có khoảng 15.764 phòng khách sạn 4 và 5 sao, ước tính cần thêm 20.000 lao động cho ngành du lịch. Và nhu cầu đào tạo lại, nâng cấp cho 1/2 nhân viên hiện nay có bằng là 2.300 lao động.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Tấn Vinh, mỗi năm số lượng học viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu về nguồn nhân lực. Các học viên chỉ tập trung phần lớn vào các lớp như hướng dẫn viên, lễ tân trong khi các vị trí này chỉ chiếm 5 – 15% kinh doanh khách sạn. Các lớp như buồng phòng, đầu bếp, nhà hàng, bảo vệ … học viên theo học ít nhưng nhu cầu lại chiếm đến 70%. Thiếu lao động được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Chất lượng đào tạo ở các trường chư cao, thiếu thực hành. Chương trình đào tạo chưa được cập nhập phù hợp với nhu cầu quản lý khách sạn.
Theo Ths. Đặng Phúc Sinh, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Việt – Úc, số lượng phòng lưu trú các dự án du lịch TP Đà Nẵng đến cuối năm 2012 là 9.863 phòng và dự báo đến năm 2015, 2020 lần lượt là 17.135 phòng và 23.000 phòng.
Nhu cầu du lịch của du khách lớn nhưng nhân lực ngành du lịch mới chỉ đáp ứng được 1/5
Để phục vụ tốt cho số lượng phòng lưu trú trên với tỷ lệ tiêu chuẩn từ 1,4 người/phòng đối với khách sạn chuẩn 3 sao và tỷ lệ 1,7-2,5 người/phòng lưu trú đối với khách sạn, khu nghỉ mát chuẩn 4,5 sao thì lực lượng lao động trong ngành cần thiết lần lượt là 15.903 người cho năm 2012, dự báo 33.920 người cho năm 2015 và 47.230 người cho năm 2020. Trong khi đó, trên địa bàn TP Đà Nẵng có khoảng 12 đơn vị tham giao đào tạo nhân lực cho du lịch và hàng năm đào tạo từ gần 3.500 – 5.000 lao động.
Như vậy, các dự án du lịch dang thiếu hụt một lực lượng lao động rất lớn, khoảng 10.000 lao động để phục vụ các dự án của mình.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở con số thiếu hụt khổng lồ về mặt lượng mà một số liệu đáng lưu ý về mặt chất lượng là tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên muôn về du lịch còn thấp, chiếm 40,6 lao động cho toàn ngành.
Giải pháp
Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, giải pháp đưa ra cho ngành du lịch vào lúc này là phải liên kết các trường bao gồm: đại học, cao đẳng, dạy nghề để xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo cung cấp nguồn nhân lực về du lịch cho khu vực; khuyến khích các tổ chức quốc tế thành tập trường đào tạo du lịch tại miền Trung; liên kết giữa doanh nghiệp du lịch, trường nghiệp vụ để xây dựng các mô hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn về du lịch…
“Ngành du lịch Đà Nẵng cũng cần có chính sách phù hợp cho học sinh, học viên vay vốn học tập thông qua các ngân hàng xã hội hoặc ngân hành thương mại”, ông Vinh nói.
Khánh Hồng
Chia sẻ