Những căn bệnh khó nói ở vùng kín sau sinh

(Kiến Thức) - Sản dịch, khô âm đạo và các cơn đau quặn...là những thay đổi khó nói ở vùng kín phụ nữ sau sinh.

15.5888
Khó chịu, ngứa ngáy khi đi tiểu. Các mẹ cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khi đi vệ sinh, vì nước tiểu có tính axit khá mạnh có thể chảy vào vết mổ làm da non bị ngứa. Nếu cảm thấy khó chịu, các mẹ đừng ngại đứng khi đi vệ sinh, đồng thời nên dùng thêm nước ấm dội vào để làm loãng axit trong nước tiểu và làm bớt ngứa. Cũng đừng quá lo nếu cảm thấy cơn đau nhức ở tầng sinh môn trở nặng hơn, vì đó là quy luật thông thường trước khi vết cắt này lành hẳn.   

Khô âm đạo. Những phụ nữ trẻ ở độ tuổi 20 – 30 vẫn có thể bị chứng khô âm đạo. Nguyên nhân là do ngoài yếu tố tuổi tác, nồng độ estrogen giảm còn do nhiều nguyên nhân như đang cho con bú. Với lứa tuổi này, chứng bệnh sẽ gây nhiều tác động lớn hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống tình dục, ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình.  

   sau sinh không ổn định. Đa phần phụ nữ sau khi sinh đều thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ không ổn định. Thậm chí những chu kỳ này có thể hoàn toàn khác với các chu kỳ trước khi bạn mang thai. Sự thay đổi này có thể tiếp tục… kéo dài trong thời gian nuôi con, tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn.

Vùng kín sẫm màu sau sinh. Những thay đổi bất ngờ về yếu tố nội tiết sau khi hoàn thành thiên chức của một người mẹ khiến cho âm đạo bị thâm xỉn. Mặt khác, cũng giống như làn da, âm đạo cũng bị lão hóa theo thời gian nhất là sau khi sinh âm đạo bị gioãng rộng, môi nhỏ chảy sệ do bị kéo căng hết cỡ mỗi khi sinh con.  

Các cơn quặn hậu sản. Thường biến mất 3, 4 ngày sau sinh, tuy nhiên trước đó các cơn co thắt thường mạnh và đau hơn cả lúc bình thường vì tử cung đang co xuống để lấy lại kích thước trước khi có thai. Rất có thể mẹ sẽ cảm thấy các cơn đau này xuất hiện khi cho bé bú, vì oxytocin liên hệ đến phản ứng ép sữa cũng gây ra các cơn co thắt tử cung.   

 Dù sẽ đau đớn nhưng các mẹ đừng lo lắng quá, vì tử cung co thắt càng mạnh và nhanh chừng nào thì nguy cơ đối diện với khả năng xuất huyết hậu sản càng ít bấy nhiêu. Điều cần làm là nên nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh vùng kín thật tốt vì cùng với các cơn quặn hậu sản là việc chảy sản dịch. 

 Sản dịch có mùi hôi. Khi phát hiện sản dịch có mùi hôi (sản dịch bình thường là sản dịch có mùi tương tự với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng) hoặc phát hiện sản dịch thường xuyên xuất hiện dưới dạng cục máu đông hay trong trường hợp bạn đang lo lắng không biết nên làm gì với tình trạng mất máu của mình thì việc cần làm lúc này chính là thông báo ngay với bác sĩ. 

 Sản dịch thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh thường hay sinh mổ. Một lớp niêm mạc tử cung bị bong ra làm sản phụ cảm giác như đang có kinh. Máu thường có màu sáng, sau đó chuyển sang đỏ sẫm rồi hồng hoặc trong, vàng. Sau đó sẽ hết.

Đau đớn ở vết cắt tầng sinh môn. Do vết cắt tầng sinh môn thường nằm ở vị trí mà nước có thể đọng lại, do đó dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc làm vùng da non xung quanh vết cắt bị nhức do da khu vực này bị sưng lên khiến các đường chỉ khâu càng lúc càng xiết chặt hơn. Nếu quan sát thấy da bị thâm tím hoặc các đường chỉ khâu thực sự gây đau nhức, nên lót một chiếc gối bằng cao su khi ngồi, đồng thời giữ vệ sinh khu vực này thật kỹ. 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]