Những lí do bà bầu không nên mổ đẻ

Mổ đẻ không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối mà nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe của mẹ và con.

15.6046

Bà bầu "đòi" mổ đẻ: Nên không?

Dân trí dẫn lời TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, xét về khía cạnh y học, những cuộc vượt cạn sớm, mổ không có chỉ định đều có ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ của những đứa trẻ sinh ra, như dễ bị nhiễm khuẩn khi hút dịch trong phổi, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.

Vì khi mổ chọn giờ, nêu cơn co tử cung chưa có, cổ tử cung chưa mở, chưa chuyển dạ thì cuộc mổ rất khó khăn. Hơn nữa, cổ tử cung chưa mở còn gây bế sản dịch trong thời kì hậu sản, là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng. Đó là chưa kể có tới 95% số sản phụ mổ ở lần đầu sinh con đã phải lặp lại điều này ở lần sinh con thứ hai.

Nhiều người vì sợ đau mà mổ đẻ cũng rất sai lầm. Vì tuy không đau khi sinh nở, nhưng sau mổ đẻ, người mẹ phải chịu đau đớn tại vết mổ, cử động khó khăn hơn nhiều so với sinh thường. Ngoài nguy cơ có thể gây dính ruột, tắc ruột, sẹo tử cung, khiến lần mang thai sau dễ gặp tai biến do nứt sẹo, vỡ tử cung trong khi mang thai, trong khi chuyển dạ đẻ.… người mẹ sinh mổ phải uống kháng sinh nên lượng sữa về cũng chậm hơn, trẻ không có cơ hội bú sữa non sẽ kém khoẻ mạnh hơn các trẻ khác.

Vì nếu được sinh thường, khi qua âm hộ, lồng ngực của đứa trẻ được đè ép, đẩy hết nước ối ứ đọng trong đường hô hấp của đứa trẻ ra ngoài. Còn nếu mổ lấy thai, đứa trẻ cứ vậy được nhấc lên ra khỏi bụng mẹ, nên nhiều trường hợp sẽ bị ứ đọng nước ối trong lồng ngực trẻ, khiến trẻ hay mắc bệnh hô hấp.

Nghiêm trọng hơn, nếu đã mổ lần đầu, ở lần mang thai lần tiếp theo sẽ tăng nguy cơ thai chết lưu. Theo TS Tiến, trong lần mổ lấy thai đầu tiên, tử cung sẽ bị sẹo, không may thai tiếp sau làm tổ đúng vết sẹo sẽ khiến việc tưới máu cho thai không đảm bảo, đồng thời việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng khó khăn hơn so với việc thai làm tổ ở vị trí tử cung lành.

Vì thế, các sản phụ cần cân nhắc kỹ trước khi “đòi” bác sĩ mổ đẻ vì cái gì diễn ra tự nhiên cũng tốt hơn can thiệp. Mổ đẻ, cả trước mắt và lâu dài đều không tốt cho cả người mẹ và thai nhi.

(Ảnh minh họa)

Những trường hợp bác sĩ chỉ định mổ đẻ

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày nay, việc mổ lấy thai là một kỹ thuật rất phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có những nguy hiểm nhất định và có ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của người mẹ. Vì vậy, bác sĩ điều trị bao giờ cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mổ cho sản phụ, nhằm để an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khi bác sĩ quyết định mổ lấy thai thường rơi vào những trường hợp:

- Về phía sản phụ: do khung xương chậu hẹp hoặc lệch, dị dạng đường sinh dục, bất thường cơn tử cung, sinh khó do cổ tử cung có vết mổ cũ mà không có điều kiện để sinh ngã âm đạo, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung…

- Về phía thai nhi: do thai to, ngôi thai bất thường, thai suy, mạng sống của thai nhi trong tử cung bị đe dọa (vỡ ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày…)

- Về những phần phụ của thai: do sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non...

Nhiều người lầm tưởng mổ lấy thai là an toàn tuyệt đối nhưng trên thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (hay còn được gọi là tử vong con trong vòng một tháng sau sinh) ở các trường hợp mổ lấy thai cao hơn so với các trường hợp sinh thường.

Thuốc tham khảo: Uniferon b9b12

-  Điều trị và dự phòng tình trạng thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú khi thức ăn không cung cấp đủ.
-  Những người kém hấp thu sắt như cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mãn tính.

-  Chứng da xanh mệt mỏi ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.
-  Thiếu máu do thiếu sắt, acid folic và vitamin B12.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]