Những món ăn bài thuốc trị bệnh viêm phổi

Viêm phổi có thể lây truyền qua không khí, qua những cơ quan lân cận, lây truyền qua đường máu hoặc hít phải.

15.6084

Những điều cần biết về bệnh viêm phổi

Trả lời PV Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam, TS Phan Thu Phương - Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm phổi là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn ở vùng nhu môi phổi, viêm ở các túi phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản và viêm vào các tổ chức kẽ.

Viêm phổi có nhiều nhóm, thông thường chia ra viêm phổi mắc ở cộng đồng, mắc viêm phổi trong bệnh viện hoặc viêm phổi hít. Đối với mỗi loại viêm phổi có những đặc điểm, tính chất cũng như tiên lượng nặng nhẹ khác nhau.

Viêm phổi có thể lây truyền qua không khí, qua những cơ quan lân cận, lây truyền qua đường máu hoặc hít phải. Ví dụ, bệnh nhân hắt hơi, trong nước bọt bắn ra sẽ chứa vi khuẩn sau đó lọt qua đường hô hấp, đây cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm phổi theo đường lân cận của các cơ quan hô hấp trên, ví dụ ở họng, ở mũi. Tại các cơ quan này nếu có vi khuẩn thì người bệnh sẽ hít sâu xuống cơ quan hô hấp dưới làm phá vỡ những chế độ bảo vệ của cơ thể, từ đó gây ra viêm phổi.

- Triệu chứng hay gặp nhất là bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Tuy nhiên, trường hợp viêm phổi ho ra máu cũng không có nhiều như các triệu chứng khác.

- Thứ 2, bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi thường có những biểu hiện sốt.

- Ngoài ra những tổn thương ở phổi sát vùng mang phổi sẽ khiến bệnh nhân có những biểu hiện đau ngực.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi rất đa dạng, người bị nhiều người bị ít… Tuy nhiên, có 3 trường hợp nêu trên thường xuyên gặp.

Nếu trong trường hợp tổn thương phổi nặng, bệnh nhân sẽ kèm theo dấu hiệu khó thở, nhịp tim nhanh, thể trạng suy kiệt. Đó là những dấu hiệu cần nhanh chóng nhận biết để phát hiện bệnh viêm phổi.

Những món ăn bài thuốc có công dụng chữa trị bệnh viêm phổi

Theo tin tổng hợp Báo điện tử Sức khỏe cộng đồng, mùa đông là thời điểm con người dễ mắc bệnh viêm phổi nhất, đặc biệt đối tượng thường là người già và trẻ em.

Theo Đông y, viêm phổi là loại phong ôn thuộc phạm trù ôn bệnh, nguyên nhân do chính khí hư, tà khí nhập vào phế làm phế mất tuyên thông, sinh khí nghịch thành ho, khó thở, cánh mũi phập phồng. Để chữa bệnh viêm phổi, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng những món ăn sau đây:

Bài 1: Canh ếch

- Nguyên liệu: Ếch 250g, bí đỏ 500g, tỏi 60g, hành 15g.

- Chế biến: Ếch  lột da, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng; tỏi bóc vỏ ngoài; bí đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi đun nhỏ lửa hầm 30 phút, cho hành, gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

- Công dụng: Thanh nhiệt giải độc hóa đờm, trị viêm phổi, phế ung, giãn phế quản đau trong ngực.

Bài 2: Canh vịt

- Nguyên liệu: : Vịt trắng 1 con (khoảng 1.500g), ý dĩ tươi 50g, hạnh nhân 30g, đào nhân 30g, muối, hành, gừng, rượu trắng mỗi thứ một ít.

- Chế biến: Vịt làm sạch, bỏ phủ tạng; các vị khác giã nhỏ để riêng từng thứ nhồi vào bụng vịt, đặt vào nồi, cho rượu, gừng, hành, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa hầm tới chín nhừ cho muối gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

- Công dụng: Thanh nhiệt trừ ho, viêm phổi.

Bài 3: Cháo sữa đậu

- Nguyên liệu: Sữa đậu 500g, gạo lức 50g, đường cát vừa đủ.

- Chế biến:  Đổ sữa đậu vào nấu chung với gạo đã vo sạch, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, thấy có váng cháo nổi là được, cho đường vào. Ăn lúc nóng vào buổi sáng và tối.

- Công dụng: Bổ hư chỉ khái, trị viêm phổi trẻ em.

Bài 4: Cháo tang bạch bì

- Nguyên liệu: Bách hợp 3g, tang bạch bì 3g, khoản đông hoa 3g, hạt củ cải 2g.

- Chế biến: Tất cả cho vào nồi, đổ 200ml nước, đun sôi sắc còn 100ml, chắt ra bát rồi đun lần thứ 2, lấy nước 2 lần hòa chung, cho vào nồi cùng với gạo 100g đã vo sạch và đường phèn nấu cháo. Ngày 1 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối.

- Công dụng: Mát phổi giảm ho, trị viêm phổi trẻ em, ho có đờm, họng đau mũi khô. Lưỡi tưa vàng mỏng.

Bài 5: Cháo xuyên bối mẫu

- Nguyên liệu: Xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 500g.

- Chế biến: Gạo vo sạch cho vào nồi với nước 1 lít, nấu thành cháo đổ ra bát. Xay nhỏ xuyên bối mẫu thành bột, cho vào bát cháo với đường phèn, trộn đều. Ăn nóng ngày 2-3 lần.

- Công dụng: Mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị viêm phổi.

Thuốc tham khảo: Siro ho Methorphan

Chỉ định:
- Ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm cúm.
- Ho có đờm trong viêm phổi, viêm phế quản, ho do hút thuốc lá quá nhiều.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]