Những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong dịp Tết

Nước uống có ga, các loại mứt, bánh chưng... là những thực phẩm bà bầu nện hạn chế ăn trong dịp Tết.

15.6168

Nước uống có ga

Theo tạp chí Khỏe & Đẹp, nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Chất CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí.

Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế, thậm chí hoàn toàn không uống sẽ tốt hơn.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong dịp Tết

Các loại mứt

Bạn chỉ nên sử dụng các loại mứt còn hạn sử dụng và có nhãn mác sản xuất rõ ràng. Những loại mứt đóng gói bày bán sẵn thường ẩn chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm; do đó, bạn không nên ăn.

Mứt là loại thực phẩm chứa nhiều đường nên không thích hơp nếu thai phụ dùng nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại bánh, kẹo ngọt khác trong ngày Tết…

Tác dụng của mứt me: Me có vị chua, tính mát, giúp tiêu hóa thức ăn và chống nôn hiệu quả. Phụ nữ mang thai đang phải đối mặt với chứng ốm nghén có thể sử dụng mứt me để giải quyết những khó chịu do những cơn buồn nôn mang lại.

Các loại giò mỡ, giò thủ, lạp xưởng, tôm khô...

Các món "lai rai" ngày xuân còn có: nem chua, tré, thịt nguội, giò mỡ, giò thủ, lạp xưởng, tôm khô, các loại dưa chua, củ kiệu… Các món này thường chứa nhiều muối, chất béo no, các chất tẩy trắng, hóa chất bảo quản… không tốt cho thai phụ. Vì thế, bà bầu không nên đụng đũa hoặc chỉ nên dùng một-hai lát lấy vị.

Bánh chưng

Thời gian an toàn để ăn bánh chưng là trong vòng 3 ngày. Bạn nên tránh sử dụng những chiếc bánh đã được để quá một tuần lễ. Bởi vì để quá lâu bánh chưng dễ bị mốc. Từ lớp lá bọc ở bên ngoài, nấm mốc sẽ lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh.

Nấm mốc sẽ làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh. Khi ấy, tinh bột trong gạo nếp sẽ chuyển hóa thành đường và khiến bánh bị chua.

Nếu bánh chưng bị nổi mốc dù có rán hay luộc lại thì độc tố trong bánh vẫn còn. Tốt nhất, bạn nên tránh xa những chiếc bánh mốc để tránh bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc.

Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh cũng có nhân bằng thịt mỡ nên không thích hợp cho nhóm thai phụ béo phì, cao huyết áp khi dùng nhiều.

Dưa hành

Nếu mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy nhiên, với những bà bầu khỏe mạnh khác thì dưa hành lại giúp kích thích tiêu hóa tốt. Thậm chí, nhiều thai phụ nghén chua trong đó có các món dưa muối… Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ bầu dù có thèm đến mấy cũng nên hạn chế nhé.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]