Nước tiểu màu đỏ thẫm là bệnh gì?

Nước tiểu màu đỏ có nghĩa là có máu trong nước tiểu, bệnh gọi là huyết niệu (tiểu ra máu). Bạn cần đi kiểm tra ngay.

15.5957

Nước tiểu màu đỏ là bệnh gì?

Theo tiến sĩ y học Tomas Grielbling, phó khoa Tiết niệu ĐH Kansas (Mỹ), nước tiểu màu đỏ có nghĩa là có máu trong nước tiểu, bệnh gọi là huyết niệu (tiểu ra máu). Bạn cần đi kiểm tra ngay. Nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp có máu trong nước tiểu là nghiêm trọng. Đôi khi là do tập thể dục cường độ cao, do ăn thực phẩm màu đỏ, nhóm quả mọng, có thể là ảnh hưởng bởi dùng thuốc nhuận tràng, thuốc chống loạn thần hay thuốc gây mê hoặc bị ngộ độc chì hoặc ngộ độc thủy ngân mạn tính.

(Ảnh minh họa)

Cũng theo Dân trí, nếu khi đi tiểu ra máu kèm theo đau nhức ở vùng eo lưng hoặc đau từng cơn ở vùng bụng thì có khả năng bị sỏi thận hoặc đường ống dẫn niệu kết sỏi. Nếu đi tiểu ra máu kèm theo chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết da thì có thể là do tiểu cầu trong máu giảm, bệnh hắc lào do dị ứng, thậm chí cả bệnh máu trắng. Vì vậy, khi có triệu chứng này phải ngay lập tức đi khám bác sỹ.

Khi nào thì nên đi thăm khám bác sĩ?

- Có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng nghi là máu.

- Thay đổi màu sắc nước tiểu không liên quan đến thực phẩm, thuốc men, hoặc thuốc bổ, thực phẩm dưỡng sinh.

- Nước tiểu thay đổi màu sắc, tăng tần suất đi tiểu tăng, nhu cầu cấp bách.

- Mắc phải các triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, hoặc đổ mồ hôi; đau bụng hoặc đau lưng; nước tiểu có mùi khẳn; nôn mửa; khát hoặc ăn nhiều; mệt mỏi hoặc giảm cân đột ngột.

- Nước tiểu màu nâu sẫm kèm theo phân nhạt màu, da mắt vàng.

- Mùi vị nước tiểu mà người trong cuộc không thể chấp nhận.

- Giảm lượng nước tiểu, đặc biệt nếu đi kèm với choáng, chóng mặt hoặc mạch nhanh.

- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đặc biệt là kèm theo sốt hoặc ớn lạnh, nôn ói, máu trong nước tiểu.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]