Phòng bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng tai mũi họng, bệnh viêm họng hoặc mũi - hầu có thể gây lở miệng ở trẻ.

0

Nguyên nhân và cách ngăn ngừa lở miệng ở trẻ

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, lở miệng có khuynh hướng phát triển tại những vị trí giữa lợi răng và môi, ngay phần đầu hoặc vành lưỡi, lợi răng, vòm miệng, cuống họng… Vết lở miệng có đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 - 3cm. Vết thương có màu vàng tươi được bao quanh vùng viêm tấy có màu đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ năm tuổi hoặc nhỏ hơn.

Bạn cần tránh nhầm lẫn lở miệng với tổn thương màng nhầy, thường xảy ra bất chợt hằng ngày. Nguyên nhân do cơ thể trẻ thiếu vitamin hoặc chất khoáng, một số trường hợp cơ thể của trẻ thiếu hụt chất sắt và vitamin thuộc nhóm B như B1, B6 và B12.

Nhiễm trùng tai mũi họng, bệnh viêm họng hoặc mũi - hầu có thể gây lở miệng ở trẻ. Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm tấy có nguồn gốc từ acid niflumique, căng thẳng tinh thần do tâm lý lo lắng thái quá trong các kỳ thi, bất hòa trong gia đình như cha mẹ ly dị… đều có thể dẫn đến bệnh.

Một số loại trái cây và thực phẩm như dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýt, chocolate và phó mát có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ. Nếu trẻ có vấn đề về răng miệng như răng sữa không được chăm sóc cẩn thận hoặc bị bể gãy để lộ phần nướu thịt có thể dẫn đến tổn thương lớp màng nhầy hơi khó phân biệt với lở miệng.

Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau khoảng một tuần lễ, sau giai đoạn trẻ cảm thấy đau nhức khó chịu từ 2 - 3 ngày.

Để phòng bệnh, luôn chải răng cho trẻ sạch sẽ đồng thời chú ý chọn lọai bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ và thường xuyên thay bàn chải mới đề phòng gây tổn thương cho lợi răng. Giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ. Cho trẻ súc miệng nước muối pha loãng, ấm, nhiều lần trong ngày.

Hoặc bạn có hể cho trẻ dùng huyết thanh có chứa thành phần natri carbonatre 14%. Cách này giúp đề phòng những biến chứng có thể xảy ra do lở miệng. Nếu bệnh có khuynh hướng phát tán trong miệng, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ vì lở miệng ở trẻ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Cha mẹ cần phân biệt lở miệng thông thường với bệnh tay chân miệng

Nên đọc

VietNamNet cho hay, theo BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, tay chân miệng dễ bị bỏ sót do nghĩ là bệnh khác, ví như trẻ bị lở miệng mà bác sĩ và phụ huynh lại nghĩ là viêm họng thông thường, không theo dõi nhiều.

Hoặc trẻ thở miệng, khò khè do tay chân miệng biến chứng hô hấp, nhưng người lớn nghĩ là viêm phế quản, viêm phổi. Hoặc trẻ trở nặng rất nhanh, người lớn nghĩ là nhiễm trùng huyết, nhưng thực ra là tay chân miệng, gây biến chứng sốc. Do vậy, nên nghĩ tay chân miệng và tìm dấu hiệu để chẩn đoán sớm hơn.

Cha mẹ có thể quan sát các tình trạng vết loét miệng, bóng nước hay tình trạng ban đỏ… để phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác. Chẳng hạn như trong bệnh tay chân miệng, vết loét miệng là các bóng nước có đường kính 2-3 mm. Còn viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 - 3cm.

Bóng nước vùng mông và gối ở tay chân miệng xuất hiện trên nền hồng ban nhưng không đau, không ngứa trong khi hồng ban của dị ứng thường to nhỏ đa dạng, ngứa và không có nốt phỏng nước. Còn hồng ban của sốt phát ban dạng sẩn và thường kèm hạch sau tai.

BS. Khanh khuyên, nếu cha mẹ thấy trẻ khi ngủ có các dấu hiệu như giật mình, hoảng hốt, chới với, nổi bóng nước thì nên đưa đi khám ngay. Không nên để đến lúc trẻ bị sốt cao vì rất dễ bị co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Thuốc tham khảo

- Sát trùng răng miệng, họng.
- Phòng ngừa viêm họng, viêm lợi, hôi miệng, chảy máu chân răng, phòng ngừa sâu răng.
- Khử mùi hôi của thuốc lá, thuốc lào, hành, tỏi và các chất tanh.
- Giữ hơi thở thơm tho.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]