Mong bác sĩ có cách nào chỉ giúp em với. Em cảm ơn
Độc giả
Chào bạn! Rất vui vì bạn đã gửi nhưng thắc mặc cho chúng tôi
Đúng thật là rất nhiều đọc giả đã gửi câu hỏi đến cho web nhờ tư vấn để tránh mắc các bệnh ngoài da khi đi du lịch.Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn an tâm hơn cho chuyến du lịch thật sự vui vẻ và an toàn.
Để giảm bớt thuốc sát trùng, muối ngấm vào da, sau khi bơi cần tắm sạch bằng sữa tắm dưỡng ẩm, các loại lotion (dạng sữa dầu, làm sạch, mềm, mịn da, cân bằng độ ẩm, trị mụn... ), thoa kem dưỡng da toàn thân. Nếu da bị cháy nắng ở mức độ nặng thì cần phải đến bệnh viện điều trị.
Hạn chế tối đa việc thuê quần áo bơi để sử dụng. Dùng khăn cá nhân mang theo lau khô cơ thể sau khi lên bờ trước khi mặc quần áo.
Ảnh minh họa
Phòng tránh các bệnh như:
Đen da, sạm da
Một số hóa chất trong nước bể bơi có đặc điểm hấp thu ánh nắng rất mạnh, làm cho da bị đen sạm, thậm chí đen hơn tắm biển. Trường hợp tắm lâu lúc nắng gắt, bạn dễ bị bỏng da hơn, biểu hiện là da đỏ, có mụn nước nhỏ, đau rát ở vùng vai, cánh tay, cổ ngực.
Để tránh tác hại này, nên tránh tắm vào cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều. Nên dùng các loại kem chống nắng, đội mũ rộng vành.
Viêm da tiếp xúc
Tác nhân gây bệnh là hóa chất xử lý nước bể bơi. Viêm da tiếp xúc thường gặp ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi. Da đỏ, ngứa, có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ lấm tấm.
Nếu không tiếp xúc với nước bể bơi nữa, tổn thương sẽ giảm dần và khỏi sau khoảng một tuần. Nếu ngứa, gãi nhiều, bệnh nhân có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, gây viêm da nặng.
Nấm kẽ chân (bệnh bàn chân lực sĩ)
- Nấm Epiderphytin: Bệnh bắt đầu ở kẽ chân thứ 3, thứ 4 vì các ngón sát với nhau hơn, dễ ẩm ướt. Da kẽ chân bị bợt trắng hoặc hơi trợt loét, rất ngứa, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa ngón. Dần dần tổn thương lan sang các kẽ chân khác (dân gian thường gọi là nước ăn chân).
Do ngứa nhiều, người bệnh gãi làm các mụn nước bị vỡ, trợt, loét, dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón, lan lên bàn chân, hạch bẹn sưng đau.
- Nấm Trichophytin: Ít khi gây trợt loét ở kẽ chân. Kẽ ngón thường tróc vảy da khô, nền da hơi đỏ, rất ngứa, ở rìa bàn chân, gót chân có các đám tróc vảy da vằn vèo. Các móng chân có thể dày lên, sần sùi, màu vàng đục hoặc mủn ra như lõi sậy.
AloBacsi.vn (Theo Web Phụ nữ)