Phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ

Mặc dù bệnh thấp tim rất nguy hiểm nhưng nếu có ý thức phòng bệnh tốt sẽ tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc và giảm khả năng mắc bệnh đáng kể.

15.62

Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ

Báo điện tử Sức khỏe Cộng đồng cho biết, thấp tim là bệnh viêm nhiễm toàn thân, biểu hiện chủ yếu ở khớp và tim, bệnh có thể xuất phát từ các viêm nhiễm đường hô hấp trên, do liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Bệnh xảy ra sau viêm họng liên cầu nặng, có khi sau viêm họng liên cầu không rõ, dễ tái phát ở bệnh nhân thấp tim cũ khi bị tái nhiễm liên cầu.

Các chuyên gia cho rằng có khoảng 60% type gây bệnh khác nhau và liên cầu gây viêm họng thuộc các type 1, 2, 4,12. Và tỉ lệ trẻ mắc bệnh thấp tim do liên cầu chiếm khoảng 30%.

Liên cầu tan huyết nhóm A là vi trùng gây bệnh do hiện tượng quá mẫn sau nhiễm liên cầu. Nếu căn cứ vào Protein M thì có khoảng 60 type khác nhau, liên cầu gây viêm họng thuộc type 1, 2, 4, 12. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30%.

Biểu hiện của bệnh thấp tim ở trẻ

Theo Tuổi trẻ Online, bệnh thấp tim là một bệnh xảy ra sau khi bị viêm họng do vi trùng liên cầu khuẩn tan huyết bê - ta nhóm A. Bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, từ 5 - 15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này.

Sau khi bị viêm họng 1- 2 tuần, trẻ có các triệu chứng sau: Sưng, nóng đỏ, đau một hoặc nhiều khớp; Mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng;

Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm bể đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té, có những cử động múa may tự phát không kiềm chế được;

Nổi những mảng hồng ban hình tròn ở thân người; Nổi những nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu, ở cùi chỏ, đầu gối, ống quyển, dọc cột sống, da đầu; Chảy máu cam, đau bụng, biếng ăn.

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị suy tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng hở hẹp các van tim dẫn tới suy tim mạn tính.

Phòng tránh bệnh thấp tim ở trẻ

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, mặc dù bệnh thấp tim rất nguy hiểm nhưng nếu có ý thức phòng bệnh tốt sẽ tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc và giảm khả năng mắc bệnh đáng kể.

Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên, sạch sẽ, giữ ấm cổ, ngực, mũi họng về mùa đông, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Khi thấy trẻ ở lứa tuổi từ 5-15 tuổi bị viêm họng nhiều lần có đau mỏi, sưng, nóng đỏ ở các khớp, mệt mỏi, tức ngực, khó thở hoặc hồi hộp, đau vùng tim hoặc có những biểu hiện bất thường về tâm thần vận động, tay múa vờn không tự chủ thì cần phải cho trẻ đi khám để phát hiện và điều trị phòng bệnh thấp tim ngay. Không nên chữa bằng các biện pháp dân gian, cúng bái sẽ rất nguy hiểm cho trẻ về sau.

Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để điều trị triệt để.

Nếu theo dõi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu của thấp tim như đã mô tả ở trên cần phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời và tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát thấp tim theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Việc tiêm phòng thấp tim ở trẻ đã bị thấp tim sau khi đã điều trị ổn định là rất cần thiết. Nếu không tiêm phòng, bệnh sẽ dễ dàng tái phát nhiều lần và để lại di chứng ngày càng nặng dẫn đến suy tim không hồi phục rất nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

Tốt nhất là tiêm phòng bằng thuốc penixilin đào thải chậm. Thời gian tối thiểu là 5 năm. Nếu trong thời gian tiêm phòng mà trẻ vẫn bị tái phát bệnh thấp tim thì phải tiêm tới khi 21 tuổi hoặc suốt đời.

Thuốc tham khảo: Furosemide 40mg

Chỉ định
- Phù do nguồn gốc tim, gan hay thận.
- Phù phổi, phù não, nhiễm độc thai.
- Cao huyết áp nhẹ hay trung bình.
- Liều cao dùng để điều trị suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc barbituric.

Thùy Linh

Nên đọc





Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]