Phòng tránh bệnh cho trẻ trong ngày Tết

0
Theo Th.S BS Lê Bích Liên, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tháng 1 vừa qua, bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy cấp, tiêu đàm máu) tăng 3% so với tháng trước.
Dự báo trong tháng Tết, nhóm bệnh về đường tiêu hóa sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
“Trong tháng Tết, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có các rối loạn tiêu hóa liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và các tai nạn sinh hoạt như dị vật đường thở, đường ăn và bỏng”- Th.S Liên khuyến cáo.
 

Ảnh minh họa.

Th.S Liên cho hay, bỏng là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất, nguyên nhân thường do sự bất cẩn của người lớn, đặc biệt là trong dịp Tết. Nếu chẳng may trong nhà có trẻ bị bỏng, phụ huynh nên xử trí như sau: Dội nước lạnh sạch lên vết bỏng; dùng khăn sạch quấn quanh vết bỏng; đưa trẻ đến cơ sở gần nhất. Lưu ý, tuyệt đối không được bôi nước mắm, kem đánh răng, hoặc đắp con giấm lên vết bỏng vì sẽ làm cho vùng bỏng tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Cũng theo Th.S Liên, trong những ngày Tết, tình huống dị vật đường thở thường xảy ra khi trẻ em ăn hạt dưa, đậu phộng, trái cây, bánh, mứt… Nếu thấy trẻ ho sặc sụa, tím tái, khó thở, phụ huynh cần bình tĩnh thực hiện động tác sau: Đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt 1 nắm tay vùng thượng vị ngay dưới mấu kiếm xương ức, bàn tay đặt chồng lên. Đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần theo hướng từ dưới lên và từ trước ra sau. Trong trường hợp bệnh nhân đã hôn mê, bất tỉnh thì thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, phụ huynh quì gối, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau ở vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần.  
 

BACSI.com (Theo GD)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]