Phòng tránh bệnh viêm da cho trẻ sơ sinh

Viêm da là bệnh lý ngoài da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, ngứa dữ dội xảy ra ở những trẻ có làn da nhạy cảm, khi các chức năng bảo vệ da trở nên yếu ớt.

0

Trẻ sơ sinh bị viêm da: Nguyên nhân do đâu?

Theo PhunuOnine, da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinhh rất mỏng manh, chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn. Cấu trúc da trẻ cũng chưa ổn định, các chức năng bảo vệ còn kém nên da trẻ dễ bị dị ứng và nhiễm khuẩn.

Chính vì vậy, quần áo, khăn tay, tã lót... đôi lúc là tác nhân gây nên tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nếu cha mẹ mắc sai lầm trong việc sử dụng và giặt giũ quần áo cho con. Trẻ từ 2-3 tháng tuổi đã có thể mắc bệnh viêm da này.

Viêm da dị ứng là tình trạng da trẻ có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa, rồi sau đó phát ban. Sự ngứa ngáy này sẽ làm trẻ rất khó chịu. Nhưng trẻ sơ sinh không thể nói được, nên chúng chỉ biết khóc, quấy, rồi dẫn đến mất ngủ, bỏ bú, sụt cân.

Hiện tượng nói trên xảy ra khi da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với hóa chất giặt tẩy mạnh từ quần áo. Có hai nguyên nhân chính làm quần áo gây dị ứng ở trẻ.

Thứ nhất, một số người dùng kỹ tính, chọn loại bột giặt, nước tẩy cực mạnh để diệt khuẩn, tuy nhiên điều này lại vô tình gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Thứ hai, một số người khác tuy dùng loại sản phẩm bình thường nhưng chưa chú ý việc giặt, xả, phơi quần áo đúng cách.

Cả hai cách làm nói trên đều dẫn tới tình trạng các hóa chất vẫn còn vương lại trên quần áo, tã lót, khăn tay... dẫn đến việc gây dị ứng cho làn da mong manh của trẻ.

Lưu ý với quần áo để tránh viêm da cho trẻ sơ sinh

Để phòng tránh viêm da cho con, các bậc phụ huynh cần lưu ý các việc sau đây:

- Làm sạch da: Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, cần tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 - 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.

- Bôi chất làm ẩm: Để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm.

(Ảnh minh họa)

- Giảm ngứa và kích ứng: Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.

- Tránh những thức ăn dị ứng: Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông. Chỉ bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

- Sử dụng bột giặt và nước tẩy an toàn cho em bé: Nên dùng loại bột giặt và nước tẩy dành riêng cho trẻ em, hoặc dành cho da nhạy cảm, không mùi, an toàn. Để đảm bảo thì thông thường người dùng sẽ chọn loại nước tẩy từ oxygen. Nước tẩy oxygen có tác dụng làm sạch vết bẩn theo công thức tự nhiên: các nguyên tử oxy sẽ phá vỡ liên kết của các phân tử hữu cơ.

Vì thế, chúng không gây hại cho vải vóc, nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Trên thị trường hiện nay cũng có bán một số loại nước tẩy chuyên biệt dành riêng cho quần áo của bé.

Nên đọc

- Giặt đúng cách: Quần áo mới mua nhất định giặt sạch trước khi cho trẻ mặc. Phân loại và giặt riêng quần áo của trẻ với quần áo người lớn để đề phòng các loại vi khuẩn lây sang quần áo bé.

- Xả và phơi: Quần áo trẻ phải được xả nước nhiều lần và thật kỹ để chắc chắn hóa chất không còn dính lại. Sau đó, cần phơi quần áo ngay để hạn chế vi khuẩn, đồng thời giúp quần áo khô ráo, tránh ẩm mốc.

Nhất là, phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp quần áo bé mau khô, và tiêu diệt một số vi khuẩn có hại còn vương trên quần áo.

- Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng: Quần áo của trẻ cần được xếp ở một khu vực chuyên biệt, không để lẫn với quần áo của người lớn. Điều này vừa giúp mẹ dễ dàng lấy đồ cho bé, đồng thời phòng ngừa sự lây lan vi khuẩn từ quần áo của người lớn sang của bé. Nhất là không để lẫn quần áo sạch và quần áo bẩn để tránh lây lan vi khuẩn, ẩm ướt.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau một tuần để được khám và điều trị kịp thời.

Thuốc tham khảo

• Phòng và điều trị da khô rát, nứt nẻ hoặc bị xây xát
• Da khô
• Chăm sóc vú ở phụ nữ cho con bú và do đau rát núm vú
• Chăm sóc và bảo vệ da trẻ em khỏi bị tổn thương do độ ẩm của tã, phòng và điều trị da khi bị xây xát, nổi mẩn đỏ.

Thùy Linh


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]