Phương pháp dạy con theo nguyên tắc win – win

15.5861

Chỉ cần 1 thay đổi nhỏ trong lời nói và hành vi của cha mẹ cũng khiến trẻ khuất phục.

Khi nuôi dạy một đứa trẻ một đứa trẻ tuổi chập chững (tuổi mẫu giáo) không chịu khuất phục và nghe lời, hẳn nhiều phụ huynh ‘vò đầu bứt tai’ tự hỏi ‘Liệu có cách nào để con hợp tác hơn, thiện chí hơn, ngoan ngoãn hơn?’. Tất nhiên là có. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lời nói và hành vi của cha mẹ cũng khiến trẻ ‘khuất phục’ và chấp nhận tuân theo những nguyên tắc.

1.    Bình tĩnh là chìa khóa thành công

Không phải tự nhiên một đứa trẻ sẵn sàng ‘hợp tác thiện chí’ với cha mẹ. Tất cả phụ huynh có con ngoan giỏi đều phải trải qua quá trình ‘khổ luyện’ và học cách giữ bình tĩnh khi con ương bướng.

Tranh cãi, nổi nóng quát nạt hay đánh đòn một đứa trẻ cứng đầu chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn bởi chúng chưa nhận thức cụ thể giới hạn điều nên và không nên làm.

Ví dụ, khi tôi cấm Thỏ con ăn kẹo trước giờ ăn và phải đi ngủ trước 10h tối, Thỏ con ngơ ngác quay ra hỏi tôi ‘Vì sao?’. Dù có cố gắng dùng lời lẽ nhẹ nhàng giải thích cho con nhưng dường như con tôi vẫn không hiểu.

Khi mẹ nói “Đến giờ rồi, con phải đi ngủ”…, con nài nỉ ‘5 phút nữa thôi mẹ’ và nấn ná mãi không chịu nghe lời. Thay vì nổi nóng, buộc con phải theo ý mình, mẹ hãy kiên nhẫn tìm hiểu xem nguyên nhân khiến bé nấn ná ở đâu. Rất có thể vấn đề nằm ở chỗ bé đang mải xem chương trình yêu thích và không muốn bỏ dở. Bởi thế, hãy đánh lạc hướng yêu thích của bé bằng cách rủ bé cùng đọc những mẩu truyện thú vị ngay trên giường của bé. Làm được thế là mẹ đã thành công bước đầu trong cách dẫn dụ con leo lên giường. Áp dụng những cách kiên nhẫn và nhẹ nhàng tương tự, mẹ sẽ nhận ra bé con cũng không đến nỗi quá lì lợm.

Muốn trẻ ương bướng nghe lời, cha mẹ cần có bí kíp hay. (Ảnh minh họa).

2.    Nguyên tắc win-win (cùng thắng)

Làm sao để con vâng lời mà không có cảm giác bất mãn? Cho con chọn lựa để con cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng là chìa khóa thành công.

Ví dụ: Tôi đưa Thỏ con đi siêu thị để mua hình siêu nhân mà bé vẫn yêu thích. Nhưng đến khu bán đồ chơi, bỗng Thỏ thay đổi quyết định và nằng nặc đòi mẹ mua súng bắn nước. Tôi kiên quyết nói không và ngoảnh mặt quay đi. Thỏ con đột ngột dừng lại, òa khóc, gào thét và lăn đùng ra ăn vạ. Tôi cố giữ bình tĩnh, không quát con ‘Nín đi’ mà ôm con vào lòng, cho con dựa đầu vào vai và nắm tay mẹ để lấy lại bình tĩnh.

Tất nhiên lúc đó, tôi rất ngại vì những người xung quanh cứ nhìn chằm chằm vào mẹ con tôi và tôi dám cược rằng, sẽ có không ít mẹ chọn cách mua đồ theo ý con để con đỡ ‘Chí Phèo’ nhưng tôi kiên quyết ‘Không’.

Chờ con bình tĩnh lại, tôi ‘thương lượng’: “Hoặc là mẹ mua siêu nhân cho con; hoặc là mẹ mua súng nước. Con chỉ được chọn một”. Thỏ nhìn mẹ với ánh mắt dò xét, nhưng khi thấy tôi kiên quyết, con đắn đo mấy giây rồi chỉ vào hình siêu nhân…

Trong trường hợp khác, khi tôi đã dọn cơm tối và cả nhà đã ngồi vào bàn đông đủ, Thỏ ‘giở chứng’ đành hanh. Tôi nghiêm mặt bảo con: với những thức ăn đã bày sẵn trên bàn như cơm, thịt, rau… con có thể được lựa chọn ăn thứ gì trước, thứ gì sau nhưng không được đòi hỏi một thứ khác không ở bàn ăn.

Sự lựa chọn sẽ đem tới cho con trẻ cảm giác tự quyết định thay vì phải làm theo người lớn, miễn sao sự lựa chọn này không gây ảnh hưởng, xáo trộn và cũng không mất an toàn cho trẻ.

3.    Kiên quyết, không đôi co với trẻ

Khi H (bạn thân của tôi) đến nhà chơi, Thỏ ngồi chơi gần chỗ mẹ và cô nói chuyện. Bé liên tục la hét, kêu đau, kêu buồn… Mỗi lần như thế, cô bạn tôi lại quay ra nhìn và thúc giục ‘Cậu ra xem xem bé thế nào?’ nhưng tôi tảng lờ như không, vỗ tay bạn hàm ý ‘Yên tâm đi’. Và một lúc sau thấy bé ngừng la hét, ngoan ngoãn ngồi lắp ráp mô hình…

tôi nhắc con dọn gọn đồ chơi trước khi xuống ăn cơm nhưng con kiến quyết không chịu nghe theo. Tôi không cố gắng thuyết phục, đôi co với con mà quay đi và nói: “5 phút nữa mẹ sẽ lên kiểm tra. Không dọn đồ chơi không được ăn cơm”. 5-10 phút sau con chạy xuống nhà khoe đã dọn gọn đồ chơi.

Hầu hết mọi đứa trẻ đều có tính bướng bỉnh. Điểm khác biệt là một số bé thể hiện điều đó thường xuyên hơn, còn các bé khác thì lại che giấu đi. Bằng thái độ kiên quyết và chịu khó lắng nghe con, mẹ đã góp phần triệt tiêu tính ngang ngạnh của bé bởi rất nhiều bé ương bướng, không vâng lời cũng chỉ do muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ mình.

BACSI.com (Theo Eva)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]