Phương pháp dạy trẻ phân biệt đúng sai

15.6023

Việc giám sát mọi hành vi như một “cảnh sát tư” của con, mỉa mai, la mắng hay đánh đòn khi trẻ sai lầm không giúp con phân biệt được đúng, sai và hướng tới điều tốt đẹp mà cha mẹ mong muốn.

Dạy con phân biệt đúng sai là điều căn bản cha mẹ cần dạy con. Ảnh minh họa: Internet.

Để dạy con phân biệt đúng sai, cha mẹ sẽ phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi. Hình phạt nghiêm khắc sẽ giúp trẻ nhận ra lỗi lầm của mình và cũng là cách để răn đe trẻ, để trẻ rút kinh nghiệm và không tái phạm những hành vi tương tự. Suy cho cùng, hình phạt chính là một phương thức giáo dục trẻ hiệu quả. Nhưng phạt trẻ như thế nào tùy theo mức độ vi phạm thì không phải cha mẹ nào cũng biết.

Sử dụng đòn roi không phải cách giác dục con. Những hình phạt này ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất của trẻ và khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng sợ hãi kéo dài. Hơn thế nữa, cách phạt này còn gây tổn thương lớn cho tâm lí trẻ, thâm chí đó còn là nguyên nhân gây ra những hành vi tiêu cực của trẻ.

Vì sợ bị “đánh đòn”, trẻ sẽ tìm mọi cách để nói dối, giấu giếm sự thật. Trẻ sẽ cho rằng “Nói dối là một sự thông minh”. Ngoài ra, đòn roi còn gây ra ấn tượng không tốt về cha mẹ trong mắt con, trẻ sẽ thấy cha mẹ thật độc ác và chắc chắn phạt con như thế không phải là cách giáo dục đúng cách.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là chúng ta không phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi. “Trẻ cần bị trừng phạt” và “Chúng ta cần đưa ra một giới hạn nhất định”. Trên thực tế, trẻ cần có giới hạn hành vi. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để trẻ biết được giới hạn hành vi mình được phép làm? Nếu biết được điều đó, dĩ nhiên trẻ sẽ chẳng bao giờ mắc lỗi cả

Hành động và kết quả

Trẻ cần phải hiểu quy luật nhân quả: Tất cả mọi hành vi đều tạo ra kết quả. Kết quả có thể tích cực hoặc tiêu cực. Khi trẻ hiểu được mối quan hệ giữa “hành động và kết quả”, trẻ sẽ suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

Hãy để trẻ hiểu được điều này một cách đơn giản:

-Nếu trẻ không đội mũ, trẻ sẽ bị lạnh

-Nếu trẻ nhịn ăn, trẻ sẽ bị đói

-Nếu trẻ là người độc ác, chẳng có ai chơi với trẻ cả

-Nếu trẻ nói dối, trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy tự tin

Đó là những nguyên tắc hết sức tự nhiên trong cuộc sống và còn rất nhiều điều hiển nhiên khác nữa.

Để con phân biệt đúng sai, con cần hiểu quy luật nhân quả. Ảnh minh họa: Internet.

Phương pháp dạy con thế nào?

Cha mẹ không nhất thiết phải bảo về trẻ tránh khỏi những hậu quả do trẻ gây ra, làm như vậy để trẻ biết chịu trách nhiệm với hành động của mình. Đừng giúp đỡ trẻ giải quyết các hậu quả xấu nhưng cũng đừng la mắng trẻ cả ngày. Hãy để trẻ sẽ tự cảm thấy hối hận.

Tuy nhiên, nếu những hậu quả có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ sẽ cần can thiệp ví dụ như việc bé chơi đùa gần đường chẳng hạn. Trong tình huống này, bạn hãy dạy trẻ những luật lệ an toàn giao thông đã được quy định mà tất cả mọi người phải tuân theo, ví dụ như: trẻ em không được đùa nghịch dưới lòng đường, khi đi bộ trên vỉa hè trẻ em phải đi sát hoặc bám vào tay người lớn….

Nghiêm khắc không có nghĩa là phạt thật nặng. Để trể thấy được những hậu quả do hành động trẻ gây ra và cảm nhận được mình đã sai là cách giáo dục hiệu quả hơn thay vì trẻ chỉ lo sợ mỗi việc có bị phạt hay không. “Con không ăn lúc mẹ gọi và bây giờ thì thức ăn đã nguội hết rồi”. Trẻ sẽ không cảm thấy mình bị phạt vì cha mẹ chẳng làm gì thay đổi cả. Bạn không hề hét lên hay la mắng con lúc đó. Tất cả là do lỗi của trẻ. Hãy để trẻ tự chịu hậu quả của việc không nghe lời.

Bạn đừng suốt ngày trách mắng con bằng việc “mỉa mai”, chẳng hạn: “Con đã sáng mắt ra chưa” hay “Mẹ đã nói rồi mà không nghe”. Chỉ cần nói với con thức ăn lạnh là do con xuống muộn thôi. Không được ăn đồ ăn nóng, đó cũng là một “hình phạt” nghiêm khắc và thuyết phục rồi.

Tạm kết

Cách giáo dục hiệu quả nhất là khi trẻ hiểu được tác động của những hành vi sai lầm. Các hình phạt đòn roi, la mắng, nói mỉa mai hay giám sát mọi hành vi của trẻ như một “cảnh sát tư” không bao giờ đem lại hiệu quả mà còn làm cho không khí và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng. Trẻ sẽ thực sự hiểu những điều tốt đẹp mà bạn muốn mang lại khi trẻ biết tự chịu trách nhiệm với những hậu quả của việc thiếu suy nghĩ gây ra.

Theo Nguoiduatin.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]