Sữa bò không thể thay thế cho sữa mẹ

Có những khác biệt đáng kể giữa sữa mẹ và sữa bò khiến cho việc trẻ được bú

0

Vì một lí do nào đó có nhiều bậc cha mẹ trẻ đã sai lầm khi cho rằng trẻ sơ sinh có thể dùng sữa công thức được chế biến từ sữa bò thay cho việc bắt buộc phải được bú sữa mẹ. Cách suy nghĩ không đúng đó đã dẫn tới tình trạng hạn chế, thậm chí gây cản trở lớn cho sự phát triển của mẹ.

Dưới đây là những sự khác biệt lớn giữa sữa mẹ và sữa bò khiến cho việc trẻ bú sữa mẹ là vô cùng quan trọng và không thể được thay thế bằng bất cứ loại sữa nào khác.

- Trước hết, sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì protein trong sữa mẹ có chứa tất cả các axit amin thiết yếu, bao gồm cystine và taurine rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong khi đó protein trong sữa bò chủ yếu là đại diện của casein - alfa casein (là một trong những yếu tố chịu trách nhiệm về việc tạo độ cứng và đông của sữa hình thành trong dạ dày) vốn không tốt cho quá trình tiêu hóa của trẻ.

- Trong sữa mẹ có chứa một lượng lớn các axit béo không bão hòa đa cần thiết cho cơ thể trẻ phát triển. Ngoài ra, sữa mẹ chứa enzyme lipase rất cần thiết cho cơ thể trẻ. Trong khi đó, sữa bò và các loại sữa khác không chứa những loại dưỡng chất này.

- Hàm lượng chất sắt trong sữa bò và sữa mẹ không khác nhau. Tuy nhiên, công dụng sinh học của chất sắt trong sữa mẹ được trẻ hấp thu dễ dàng hơn so với sữa bò, trẻ có thể tiếp nhận 50% lượng chất sắt có trong sữa mẹ trong khi sự hấp thu đó với sữa bò là rất thấp chỉ dưới 10%.

- Sữa mẹ có chứa một số lượng tối ưu của khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ phát triển. Trong khi đó sữa động vật và sữa bò chứa quá nhiều canxi và natri không tốt cho thận của trẻ.

- Ở sữa mẹ có chứa đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể của con. Còn đối với sữa động vật thì không có đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ đặc biệt là vitamin A và C.

- Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.

- Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ǎn sữa bò.

- Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.

- Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ, có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ.

- Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng sinh đẻ, cho con bú còn làm giảm tỉ lệ ung thư vú.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng thời gian bú sữa mẹ càng dài thì não trẻ càng lớn. Giáo sư Robert Burton của Đại học Durham tại Anh, cùng các đồng nghiệp tìm hiểu 128 loài động vật có vú – bao gồm con người – để xem liệu thời gian bú sữa mẹ liên quan tới kích thước não hay không, Telegraph đưa tin.

Họ nhận thấy thời gian con người và động vật được nuôi bằng sữa mẹ thực sự ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não. Cụ thể, thời gian bú sữa mẹ càng dài thì thể tích não càng lớn.

Trong các tháng đầu đời, bé chỉ cần sữa mẹ mà không cần bất kỳ một loại thức ăn bổ sung nào, kể cả nước. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyên các bà mẹ cho con bú ít nhất 18 tháng

Quan tâm đến chất lượng sữa mẹ

Mẹ gầy ốm, ăn kém thì số lựợng và chất lượng sữa mẹ sẽ kém hơn những người đủ dinh dưỡng, mặc dù cơ thể sẽ lấy các chất cần thiết trong chính cơ thể mẹ để tạo sữa.

Lượng vitamin K trong sữa mẹ khá thấp nên trẻ sơ sinh cần được tiêm một mũi vitamin K1 ngay sau sinh để phòng ngừa chứng xuất huyết.

Hàm lượng chất sắt để tạo máu trong sữa mẹ khá thấp nên mặc dù hấp thu tốt, một số trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nhất là khi người mẹ suy dinh dưỡng, ăn uống kém, làm cho dự trữ sắt cho bé trong lúc mang thai kém. Vì vậy, mẹ cần lưu ý ăn bổ sung thức ăn giàu chất sắt như thịt, cá, gan, huyết cùng với rau quả (chứa vitamin C giúp tăng hấp thu sắt) trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.


Lavender tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]