Suy nghĩ như Zuck – Bí quyết thành công của Facebook

Ekaterina Walter, tác giả của một số đầu sách nổi tiếng, trong đó có Fast Company and the Huffington Post, gần đây đã cho ra mắt một cuốn sách mới nhan đề In Think Like Zuck: The Five Business Secrets of Facebook's Improbably Brilliant CEO Mark Zuckerberg (Hãy suy nghĩ như Zuck: 5 bí quyết kinh doanh thành công của CEO sáng giá Mark Zuckerberg). Trong cuốn sách này, bà đã kể về nguồn gốc cũng như cho thấy các bí mật thành công của mạng xã hội Facebook.

15.5981

 


Để biết được điều này, tác giả đã có buổi phỏng vấn với bà Walter về vị tỷ phú trẻ tuổi, sau đây là một vài thông tin đặc biệt dành cho các doanh nhân trẻ:

Những bí mật thành công của Facebook là gì?

Theo đuổi niềm đam mê. Niềm đam mê của Mark là làm cho thế giới trở nên mở hơn và kết nối với nhau. Bạn có thể cảm nhận được điều này khi anh nói về một thế giới “trong suốt” hơn. Chính niềm đam mê này là động cơ để anh hoàn thành nhiệm vụ.

Có một mục đích rõ ràng. Mark có một mục đích (và vẫn giữ vững cho đến nay) đó là tạo ra một chương trình tiện ích xã hội tạo cơ hội kết nối mọi người trên thế giới với nhau, trao cho họ quyền được phát ngôn, chi sẻ thông tin, phản ánh những gì mà họ quan tâm, và làm cho thế giới trở nên trong suốt, minh bạch hơn.

Xây dựng điều mà bạn tin. Bạn cần sắp xếp các lợi ích kinh doanh theo triết lý cá nhân của mình, tạo ra những gì giúp ích cho mục đích của mình, và đừng quá hấp tấp lao vào kiếm tiền từ những gì mình tạo ra. Bạn nên tập trung vào chất lượng của sản phẩm, giúp chúng trở nên hữu dụng cho người dùng trước khi tập trung vào doanh thu.

Không ai tự mình thành công. Vì vậy, bạn hãy thuê người nào có thể chia sẻ giá trị và niềm tin với mình. Khi thuê cần nhớ rằng: Kỹ năng có thể dạy, đam mê thì không thể.

Những bài học cụ thể nào các doanh nhân trẻ có thể tiếp thu được khi đọc sách của bà?

Trong số những gợi ý được đề cập, cuốn sách cũng nói rằng cảm hứng đến từ đâu không quan trọng. Ý tưởng của bạn có thể không hoàn toàn có một nguồn gốc rõ ràng, nhưng hãy tạo ra kiệt tác của riêng mình và có mục đích. Cũng vậy, các công ty lớn không hẵn tạo ra những sản phẩm vĩ đại, mà thay vào đó là các phong trào, những bước tiến.

Làm thế nào để các doanh nhân có thể áp dụng những bài học này cho doanh nghiệp của họ?

Cuốn sách có rất nhiều những câu chuyện, bài học và các trích dẫn. Tất cả đều nói về cách mà các thương hiệu như Facebook, Dyson, TOMS, Apple, Threadless và một số khác có thể đạt được thàng công. Là một doanh nhân hay là người tạo nghiệp trong một tổ chức có sẵn, nếu bạn chịu cải tiến và dẫn đầu thay đổi trong một công ty lớn, thì việc làm theo lời khuyên trong sách hay theo cách riêng cũng đều ổn cả. Mọi người đều có cách riêng, nhưng tôi bảo đảm các câu chuyện nói trên sẽ giúp bạn tự hỏi mình: “Mục đích thực sự của mình là gì?” “Mình là loại người lãnh đạo như thế nào?” và “Mình muốn xây xựng loại văn hóa gì?”

Bà có lời khuyên gì về việc cân bằng giữa sản phẩm/dịch vụ với việc marketing thương hiệu rộng rãi?

Tất cả những công ty thành công mà tôi đề cập đến trước nhất đều tập trung vào việc xây dựng một sản phẩm và tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng của họ. Tại điểm này, Zuckerberg có chủ ý về cách triển khai sản phẩm của mình trong cả khu đại học và sau đó là hướng đến thị trường lớn hơn. Anh dám chắc rằng chúng có thể đáp ứng được các nhu cầu mới. Anh thúc đẩy sự tăng trưởng của sản phẩm một cách có mục đích. Khi mà công ty đã có được một sản phẩm/dịch vụ tốt, đó là lúc bắt đầu marketing. Tôi đề nghị là nên bắt đầu từ những “tín đồ” của mình và biến họ thành đối tác marketing bằng “miệng” của mình. Marketing là một công cụ tối quan trọng cho sự phát triển danh tiếng và công ty của bạn, nhưng đặt nặng quảng bá hơn giá trị sản phẩm thì có hại chứ không có lợi.

Có quá nhiều điều phải nhớ, vậy bà có chiến lược gì để một công ty có thể áp dụng trong thực tế? Điều nào quan trọng hơn điều nào?

Nếu nguồn lực của bạn cho phép, bạn nên chú ý đến nhiều mạng lưới để mở rộng “tầm hoạt động” của mình. Tuy nhiên, thậm chí sau khi đã mở rộng rồi, bạn chỉ nên sử dụng những mạng lưới nào khả thi nhất. Ví dụ, nếu mục tiêu chính của bạn là xây dựng mối quan hệ với những người yêu thích scrapbook (tạm dịch: Album ảnh được trang trí một cách nghệ thuật), thì các trang mạng xã hội như Pinterest và Facebook sẽ lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp bạn nhắm đến giới yêu công nghệ, thì Google+ và các diễn đàn chuyên môn kỹ thuật cao là mục tiêu thích hợp nhất.

Tuy nhiên, nếu các nguồn lực của bạn có hạn, hãy tập trung vào việc xây dựng một cộng đồng thật hấp dẫn chỉ trên một mạng lưới. Sau đó, hãy tạo ra các nội dung có liên quan, phản hồi theo thời gian thực và cung cấp các thông tin/giá trị chắc chắn để thu hút thêm khách hàng.

Xu hướng lớn nhất trong năm 2013 là gì và bà có lới khuyên nào cho các doanh nhân để khai thác xu hướng đó?

Các bài phân tích sẽ phức tạp hơn, hữu dụng hơn và gắn kết hơn với các dịch vụ. Với lượng dữ liệu khổng lồ như hiện nay, điều cần thiết là phải có các công cụ để phân tích hiệu quả hơn và nhanh hơn. Và do đó, các chu ký ra quyết định sẽ ngắn hơn.

Theo Doanhnhanthanhdat.net/NDT

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]