Tái cơ cấu: Thuốc tốt cứu ngành chăn nuôi

Nhằm giúp ngành chăn nuôi dần vượt qua thách thức, phát triển ổn định, Cục Chăn nuôi đã xây dựng trình Bộ NN&PTNT Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

15.5939

Phóng viên đã trao đổi với ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết, ngành sẽ tập trung tái cơ cấu những nội dung cơ bản nào?

Theo Đề án, tái cơ cấu sẽ tập trung chủ yếu đầu tư khoa học công nghệ, thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi. Cụ thể, phát triển mạnh chăn nuôi lợn theo hướng tập trung trang trại, gia trại an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường ở những vùng có lợi thế; tập trung phát triển đàn vịt, chú trọng vịt đẻ trứng, gà lông màu theo hướng trang trại công nghiệp, gia trại an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường ở những vùng có lợi thế và nằm trong quy hoạch phát triển

Vùng chăn nuôi cũng được quy hoạch lại để chuyển dịch dần chăn nuôi trang trại từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư. Trong từng địa phương hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm (có thể là xã, liên xã, huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư.

Tái cơ cấu còn tập trung mạnh vào thị trường. Đối với thị trường nội địa, tăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa) thông qua chế biến, đa dạng hóa sản phẩm. Cùng với đó, ở thị trường XK sẽ nâng cao chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế và khu vực để hướng tới các thị trường tiềm năng, trước mắt là thị trường Trung Quốc và châu Á. Một điểm quan trọng được đề cập trong Đề án tái cơ cấu lần này là tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Điều này được thực hiện thông qua việc tạo điều kiện để các cá nhân, DN liên kết, hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi; xây dựng mô hình liên kết ở từng vùng, từng loại vật nuôi chính; hình thành các sàn giao dịch, các trung tâm giao dịch để tiến tới minh bạch trong quá trình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần phải làm nhanh, làm ngay mới kịp. Về lộ trình, toàn bộ Đề án sẽ được phê duyệt trong năm nay. Từ năm sau sẽ triển khai đồng loạt các dự án, nâng cấp toàn bộ tổ chức sản xuất, đặc biệt liên kết sản xuất trong chăn nuôi tập trung sản phẩm quan trọng mà chúng ta định hướng như thịt lợn, bò sữa, vịt, gia cầm lông màu. Dù có gấp, muốn làm ngay thì ngành chăn nuôi cũng không thể đốt cháy giai đoạn được mà phải làm theo tuần tự các khâu phê duyệt từ trên xuống dưới.

Được biết, tinh thần chính của Đề án tái cơ cấu lần này là tập trung phát triển các sản phẩm Việt Nam có ưu thế và tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh XK. Vậy thời gian tới, ngành chăn nuôi hướng tới ưu tiên XK sản phẩm nào và đâu là thị trường XK tiềm năng?

Được biết, tinh thần chính của Đề án tái cơ cấu lần này là tập trung phát triển các sản phẩm Việt Nam có ưu thế và tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh XK. Vậy thời gian tới, ngành chăn nuôi hướng tới ưu tiên XK sản phẩm nào và đâu là thị trường XK tiềm năng?

Được biết, tinh thần chính của Đề án tái cơ cấu lần này là tập trung phát triển các sản phẩm Việt Nam có ưu thế và tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh XK. Vậy thời gian tới, ngành chăn nuôi hướng tới ưu tiên XK sản phẩm nào và đâu là thị trường XK tiềm năng?

Các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa của Việt Nam khả năng cạnh tranh không cao. Thời gian tới, chúng tôi định hướng phát triển mặt hàng thịt lợn là chính. Hiện nay, thịt lợn vẫn chủ yếu được XK qua đường tiểu ngạch với số lượng khoảng 300 nghìn tấn/năm. Từ nay đến năm 2020, dự kiến XK khoảng 1 triệu tấn thịt lợn theo cả con đường chính ngạch cũng như tiểu ngạch. Sản phẩm XK bao gồm cả thịt lợn đã qua chế biến chứ không chỉ XK lợn hơi như hiện tại.

Về thị trường, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhiều tiềm năng. Hiện, Trung Quốc vẫn gia tăng tiêu dùng thịt lợn và NK nhiều của Việt Nam do giá thành NK thịt lợn thấp hơn sản xuất trong nước. Đây là cơ hội tốt cho XK thịt lợn của Việt Nam. Bên cạnh Trung Quốc, thị trường XK hướng tới nữa là khu vực châu Á và vùng Đông Nam Á.

Đâu là những giải pháp chính để thúc đẩy tái cơ cấu thành công, đạt được mục tiêu đề ra, thưa ông?

Khi Đề án chính thức được thông qua, sẽ tiến hành áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGap, xây dựng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; tăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, trong đó cần chú trọng và tăng cường hệ thống dịch vụ thú y cơ sở.

Đối với vấn đề thị trường, ở trong nước, tăng cường công tác kiểm soát lưu thông, phân phối và xây dựng chuỗi phân phối sản phẩm nhằm giảm khâu trung gian, chống ép giá bán sản phẩm đối với người chăn nuôi; đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng các sản phẩm chăn nuôi NK; phòng chống buôn bán nhập lậu gia súc, gia cầm sống và các sản phẩm chăn nuôi.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại để XK các sản phẩm có thế mạnh, đặc biệt là thịt lợn, thịt vịt và trứng vịt muối; đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song, đa phương để đẩy mạnh XK vào thị trường mới; khơi thông và mở rộng các thị trường truyền thống, đặc biệt chú trọng thị trường Trung Quốc…

Ngoài chính sách đã ban hành còn hiệu lực, Đề án cũng đặt ra vấn đề cần xem xét sửa đổi bổ sung một số chính sách mới. Cụ thể như, chính sách khuyến khích liên kết hợp tác, tổ chức lại sản xuất trong chăn nuôi theo chuỗi; chính sách khuyến khích, hỗ trợ mạnh hơn nữa để các DN đầu tư vào chăn nuôi và XK; đa dạng các hình thức và phương thức tín dụng theo hướng tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chăn nuôi dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, các nguồn vốn trung, dài hạn; có chính sách ưu đãi về sử dụng đất đối với các DN, trang trại.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Phương Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK châu Á Thái Bình Dương:

Người chăn nuôi không thể trụ vững trước TPP

Tham dự nhiều hội nghị về TPP, tôi đã từng thấy nhiều chuyên gia cảnh báo nếu vào TPP, ngành chăn nuôi sẽ là ngành rủi ro nhất và khả năng ngành gia cầm sẽ phá sản. Ngành chăn nuôi Việt Nam kém đủ mọi mặt về giống, thiết bị chuồng trại, cách chăn nuôi, dịch bệnh. Người chăn nuôi khó trụ vững nổi bởi gà từ Thái Lan sẽ tràn sang với giá thành thấp hơn nhiều so với gà trong nước, bởi các chi phí như con giống, thức ăn, thuốc thú y… của Thái Lan rẻ hơn tại Việt Nam tới 15%.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn-Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn:

Cần thu hút DN tư nhân tham gia chuỗi sản xuất

Muốn tái cơ cấu ngành chăn nuôi đạt hiệu quả, một trong những giải pháp hữu hiệu là phải thu hút được các DN tư nhân tham gia vào chuỗi sản xuất, chăn nuôi. Các giải pháp có thể tính đến như: Xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển một số tập đoàn thức ăn chăn nuôi trong nước; thí điểm cơ chế hợp tác công-tư (PPP) trong phát triển chuỗi giá trị; tổ chức diễn đàn thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển liên doanh liên kết…

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam:

Nên bắt đầu từ tự chủ nguồn thức ăn

Trong chăn nuôi, bên cạnh vấn đề con giống, quan trọng, mất chốt nhất là phải tự chủ được thức ăn. Hiện nay, Việt Nam là đất nước nông nghiệp mà vẫn phải NK ngô với số lượng lớn, đậu tương thì thiếu hoàn toàn, thức ăn đạm như xương thịt cũng NK tới hơn 400 nghìn tấn/năm. Đến năm 2020, nhu cầu ngô cần NK lên tới 2 triệu tấn trong khi diện tích trồng ngô còn hạn chế. Do đó, cần phải triển khai nhanh chính sách phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm bớt diện tích trồng lúa chuyển sang ngô. Cũng cần phải nghiên cứu thêm xem có nên kêu gọi DN, nhất là DN thức ăn chăn nuôi sang các nước láng giếng như Lào, Campuchia trồng ngô, thu hoạch rồi đưa về Việt Nam hay không.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]