Thế nào là viêm khớp dạng thấp?

15.5967

Ở nước ta, trong 1 triệu có đến 700-750 người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT), trong đó độ tuổi trung niên chiếm đến 80%.

Tỷ lệ người  mắc VKDT đang không ngừng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây, bệnh không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu, tuy nhiên nó sẽ trở thành mối “họa” khi không kịp thời phát hiện và điều trị sớm.

Thế nào là viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp thực còn được biết với nhiều tên gọi khác nhau như viêm đa khớp dạng thấp, viếm khớp tiến triển, thấp khớp mạn tính biến dạng, thấp khớp teo đét. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, bệnh gây ra nhiều đau đớn cho người mắc phải và có thể gây tàn phế nếu không được chữa trị kịp thời.

VKDT khiến cho người bệnh gặp rắc rối, gây nhiều đau đớn trong quá trình di chuyển và sinh hoạt, các cơ viêm tấy, sưng đau do màn hoạt dịch bị tấn công.

Đặc điểm nhận dạng viêm khớp dạng thấp

VKDT tác động nhiều đến các khớp nhỏ hơn so với các khớp lớn. khớp tay, chân, mắt cá, khuỷu tay, cổ chân..

Theo nghiên cứu, bệnh có tính chất đối xứng hai bên, có nghĩa là nếu đau khớp tay đồng thời người bệnh cũng sẽ bị đau khớp chân cùng một lúc.

Các cơn đau về đêm và sáng tại các khớp nhỏ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của VKDT, đặc biệt do bên trong tràn dịch nên hiện tượng cứng khớp và buổi sáng rất thường xuyên xảy ra.

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp cá biệt hoặc bệnh diễn tiến nặng hơn khiến các khớp lớn như khớp vai, háng, đầu gối bị ảnh hưởng sưng tấy, đau nhức kèm theo.

Nếu đau khớp kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi, rối loạn thần kinh, nổi hạt dưới da, teo cơ..thì cũng hết sức lưu ý vì đây cũng là các dấu hiệu của VKDT.

VKDT cũng ảnh hướng đến hệ tim mạch, thận, phổi. tuy nhiên dấu hiệu này mơ hồ và không rõ ràng, rất khó nhận biết có phải là VKDT khi gặp phải các triệu chứng về tim mạch.

Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp khó chẩn đoán vì không có một xét nghiệm riêng nào dành cho bệnh này. Triệu chứng bệnh có thể giống như các bệnh khớp khác và chỉ có thể nhận biết triệu chứng đầy đủ sau một thời gian bệnh phát triển.

Có thể thấy các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp khá chung chung với triệu chứng của các căn bệnh về xương khớp khác, gây khó khăn cho công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Chỉ có thể nhận biết được đầy đủ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho người mắc phải.

Khi đã phát hiện, bệnh được điều trị theo hướng chống viêm, sưng tấy, giảm đau, kiềm hãm sự tiến triển, duy trì và phục hồi chức năng của các cơ, ngăn ngừa biến chứng của VKD. Chứ hoàn toàn không có thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Ngoài ra các phương pháp khác kèm theo như vật lý trị liệu, chế độ luyện tập nghĩ ngơi, thực đơn dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ trong điều trị bệnh VKDT ở người cao tuổi.
Do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà mà cần phải có sự thăm khám, chuẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn phương pháp điều trị bệnh VKDT tốt nhất.

Theo Toiyeusuckhoe.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]