Tiết kiệm là đạo đức

(ANTĐ) - Chẳng phải đợi đến khi báo chí đưa tin rằng: giàu có như người Mỹ mà bây giờ cũng phải “thắt lưng buộc bụng”, ăn bớt đi, đến công sở bằng xe điện ngầm, tự trồng rau thay vì trồng hoa... thì chủ trương tiết kiệm của chúng ta cũng đã có từ lâu rồi.

15.6033

Tiết kiệm là đạo đức

(ANTĐ) - Chẳng phải đợi đến khi báo chí đưa tin rằng: giàu có như người Mỹ mà bây giờ cũng phải “thắt lưng buộc bụng”, ăn bớt đi, đến công sở bằng xe điện ngầm, tự trồng rau thay vì trồng hoa... thì chủ trương tiết kiệm của chúng ta cũng đã có từ lâu rồi.

Nhưng phải đến bây giờ, khi không còn phải e dè nói đến lạm phát, “bão giá”, thì cái sự kêu gọi tiết kiệm không còn là sự hô hào chung chung nữa. Cứ thử phung phí xem, doanh thu của doanh nghiệp, đời sống của mỗi gia đình lại chẳng ảnh hưởng trông thấy! (tất nhiên, với đồng lương công chức có muốn phung phí cũng chả được).

Báo chí độ này gần như tiên phong trong lĩnh vực tuyên truyền tiết kiệm, chống lãng phí. Nhiều báo mở diễn đàn cho bạn đọc đóng góp sáng kiến tiết kiệm. Cứ cho là một vài “sáng kiến” - do để “nuôi” chuyên mục - nên phóng viên nghĩ ra, nhưng đa phần là những ý kiến rất cụ thể, có thể áp dụng trong nhiều trường hợp, nhiều tầng lớp người.

Cái đáng quý về mặt xã hội, theo Ký Phường là sự chuyển biến về nhận thức. Người nghèo đỡ tủi thân khi đeo mãi phận nghèo dù cả đời chưa một lần dám phung phí.

Bây giờ nhìn ra xung quanh, thấy những người khá giả hơn mình cũng đã dè xẻn hơn khi chi tiêu, thấy những cách thức mà mình làm bấy lâu nay để tiết kiệm giờ đã có nhiều người làm theo. Người ta, hình như trong lúc khó khăn dễ thông cảm, dễ chia sẻ với nhau hơn.

Những người giàu - chính đáng hay không chính đáng - nhận thấy có một điều gì đó không phải vào lúc này, nếu lấy sự giàu có làm thước đo giá trị. Nhiều người kín đáo hơn, sự khoe giàu bớt đi, những cái mặt vênh váo trọc phú tự kìm mình lại.

Các bàn tiệc bằng “tiền chùa” không còn ngồn ngộn, thừa mứa thức ăn (chất lượng thay số lượng)... Gì thì gì, đứng về hình thức người nghèo nhìn người giàu thấy đỡ “ngứa mắt” hơn.

Về phương diện xã hội học, Ký Phường cho rằng như vậy là tuyệt vời (!?) và khẳng định chẳng nên đợi đến khi khó khăn mới tiết kiệm, mà việc này phải trở thành thường xuyên, phải nằm trong ý thức, phải là đạo đức công dân của mỗi người.

Ký Thật

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]