Trà dược cho người bị ung thư

Rất nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị bằng hóa chất và chiếu xạ được khuyên nên dùng thêm thuốc y học cổ truyền. Cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khẳng định giá trị của đông dược đối với bệnh lý ác tính trong giai đoạn này.

0

Rất nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị bằng hóa chất và chiếu xạ được khuyên nên dùng thêm thuốc y học cổ truyền. Cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khẳng định giá trị của đông dược đối với bệnh lý ác tính trong giai đoạn này. Nhưng vấn đề ở chỗ là phải lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc và cách sử dụng làm sao cho vừa có hiệu quả, vừa kinh tế, dùng được dài ngày lại dễ kiếm, dễ chế, dễ dùng. Bài viết này xin giới thiệu với bạn đọc một số loại trà dược cổ truyền có khả năng đáp ứng các yêu cầu trên.

Đẳng sâm

Bài 1: Hoàng kỳ 300g, kê huyết đằng 300g, phá cố chỉ 200g, thỏ ty tử 200g, đương quy 200g, kỷ tử 200g, trần bì 150g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày có thể dùng  tối đa 60g. Công dụng: ích khí bổ huyết, dưỡng tinh bồi bản, dùng cho  những người bị ung thư đã tiến hành phẫu thuật hoặc hóa xạ trị, sức đề kháng và thể chất suy nhược, y học cổ truyền gọi là chính hư thể nhược. Loại trà dược này đã được chứng minh là có tác dụng nâng cao năng lực miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, giảm thiểu phản ứng phụ của hóa chất và tia xạ, bảo vệ và cải thiện công năng tủy xương, góp phần tăng cường hiệu quả trị liệu và kéo dài cuộc sống. Những người đang bị cảm cúm không được dùng.

Bài 2: Sinh hoàng kỳ 250g, đẳng sâm 250g, bạch truật 250g, bạch linh 250g, phá cố chỉ 300g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích tỳ, phù chính, tiêu ung. Trong bài hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật và bạch linh có khả năng bổ ích tỳ khí và phù chính bồi bản; phá cố chỉ có công năng bổ thận ôn trung và trợ dương. 5 vị phối hợp với nhau tạo nên công dụng vừa nâng cao sức miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể vừa ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Những người có hội chứng âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng như môi khô miệng khát, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, lòng bàn tay chân nóng, đại tiện táo, tiểu tiện  sẻn đỏ... không nên dùng loại trà dược này.

Bài 3: Sinh hoàng kỳ 100g, nữ trinh tử 100g, linh chi 60g, đương quy 60g, đan sâm 60g, đẳng sâm 60g, sơn thù 60g. Các vị sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí dưỡng huyết, phù chính, dùng cho người bị ung thư đã tiến hành hóa xạ trị, công năng tạo huyết của tủy xương bị ức chế, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi giảm thấp. Trong bài, hoàng kỳ và đẳng sâm ích khí sinh huyết; đương quy và đan sâm hoạt huyết sinh huyết ; sơn thù và nữ trinh tử dưỡng âm ích tinh; linh chi bồi bổ cơ thể.

Các vị phối hợp với nhau tạo nên công dụng ích khí dưỡng huyết và nâng cao chính khí (sức đề kháng, sức miễn dịch) của bài thuốc.

Kê huyết đằng.

Bài 4: Nữ trinh tử 100g, kỷ tử 100g, thái tử sâm 100g, kê huyết đằng 150g. Các vị sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy 45g hãm với  nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: tư bổ can thận, ích tinh phù chính, dùng cho người bệnh ung thư đã hoặc đang dùng hóa xạ trị, phòng chống tình trạng suy tủy, giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi. Trong bài, nữ trinh tử và kỷ tử bổ dưỡng can thận; thái tử sâm bổ phế kiện tỳ, ích khí sinh huyết; kê huyết đằng hoạt huyết bổ huyết. Những người bị đi lỏng mạn tính do tỳ hư không nên dùng loại trà dược này.

Theo Suckhoedoisong

15.5729--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]