Không nên ngồi một chỗ quá lâu

Thời gian nghỉ Tết thường tụ tập bạn bè mở tiệc uống rượu, đánh bài, lên mạng và xem ti vi… trở thành các hoạt động giải trí chính của rất nhiều người. Nhưng ngồi nhiều một chỗ sẽ làm cho xương sống xơ cứng, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên đầu của động mạch xương sống, phá hỏng đường cong sinh lý bình thường trong cơ thể và xuất hiện chứng còng lưng. 
Ngồi lâu cũng làm cho toàn bộ thể trọng cơ thể bị ép ở phần hông,lưng, áp lực phân bố không đều, từ đó làm cho cơ bắp vùng lưng, bụng, eo bị trễ xuống hoặc đau nhức, gây ra bệnh xương sống, đồng thời cũng gây ra bệnh trĩ. 
Chế độ ăn uống
Nên thường xuyên sử dụng nguồn thực phẩm nhiều nước, giàu chất xơ như các loại rau, củ, quả, ngũ cốc, bánh mì đen thay cho những loại thực phẩm có nhiều chất béo và bột đường. 
Những loại thức ăn nhiều chất béo như thịt ba rọi, bánh tét nhân mỡ, lạp xưởng nên hạn chế, và ăn kèm với thực phẩm lên men như dưa cải, kim chi nhằm tăng khả năng tiêu hoá nhờ sự hoạt động của các loại men vi sinh.  

Nên hạn chế việc thêm chất béo vào món ăn như: dùng cách hấp để chế biến món ăn thay cho việc xào hay chiên, nếu bắt buộc phải chiên xào thì dùng dầu thực vật thay cho mỡ…

Chế độ sinh hoạt

Cần bố trí thời gian sinh hoạt hợp lý, điều độ. Không nên thức quá khuya, nhất là đối với người cao huyết áp, bệnh tim mạch. 

Tranh thủ nghỉ trưa tối thiểu 30 phút hàng ngày. 
Trong những ngày Tết chúng ta phải duy trì giấc ngủ đầy đủ nhưng cũng không nên ngủ quá nhiều, nhiều người đều muốn ngủ “lười”. Trên thực tế, ngủ “lười”, ngủ nướng đều làm rối loạn đồng hồ sinh học. Mỗi ngày không nên ngủ nhiều nhất quá 9 tiếng. Duy trì thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi bình thường sẽ có lợi cho việc phục hồi các chức năng bộ phận trong cơ thể được hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ Tết dài.
Uống nhiều nước ấm
Mỗi ngày uống ít nhất 6 cốc nước (hoặc 6 bát canh), mỗi cốc (bát) khoảng 250ml. Khi uống nước hoa quả hoặc sinh tố không nên cho nhiều đường. Uống nước đầy đủ có thể thúc đẩy và cải thiện chứng táo bón và uống nước có giá trị đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh cao huyết áp. Đương nhiên, nước cũng có thể thúc đẩy bài tiết các chất thải ở trong cơ thể, có tác dụng giúp ích để phòng chống và chữa trị bệnh thận và sỏi đường tiết niệu.
Uống nhiều nước ấm hoặc trà. 
Không nên ngừng uống thuốc
Những người mắc bệnh mãn tính cần phải thường xuyên uống thuốc như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành thì trong thời gian Tết cần phải kiên trì uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Một số người cho rằng, một vài ngày không uống thuốc thì không ảnh hưởng gì. Còn có người quan niệm là trong những ngày đầu năm mà phải uống thuốc là không may mắn cho nên họ tránh uống thuốc, những quan niệm này là rất thiếu cơ sở. 

Đề phòng trúng độc khí than và cẩn thận sử dụng bếp ga

Khóa van an toàn sau khi dùng gas để tránh bị trúng độc nguy hiểm trong dịp Tết.
Mỗi khi Tết đến, các trung tâm khám bệnh và bệnh viện đều tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị trúng độc khí than, khí ga. Mỗi khi bị trúng độc khí thì nên lập tức mở tất cả mọi cửa để thông gió, nhanh chóng đưa người bệnh đến nơi thông khí, gọi cấp cứu và nhanh chóng đưa người bệnh đến viện chữa trị.
Môi trường

Cũng cần nên tránh tiếp xúc với môi trường nhang khói, tuyệt đối không hút thuốc trong lúc bị tắt tiếng. Khói thuốc là nguyên nhân đứng đầu trong các nguyên nhân làm cổ họng bị khô. Ngoài ra, cần uống nhiều nước để giúp cho cổ họng giữ ẩm nhiều hơn. Nên uống nước lạnh hoặc nước trái cây. Nước trà quá đậm và các loại rượu có thể làm cổ họng có cảm giác khô hơn.