Tuyệt chiêu phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất

Sâu răng lâu ngày không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm tủy răng, chết tủy,..gây hôi miệng, làm mất thẩm mỹ.

15.5851

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.

Hãy có những biện pháp để ngừa được sâu răng.

Những nguyên nhân gây sâu răng

Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid.

Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng.

Cách phòng ngừa sâu răng

- Để phòng bệnh mọi người cần phải chải răng sau mỗi bữa ăn. Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới.

Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 450 so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.

Chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại

- Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng, thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi thơm…

- Tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, chải răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các răng

- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng: Các kẽ răng thường vẫn còn đọng thức ăn sau khi chải răng Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng.

Cách dùng như sau: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó

- Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.

Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Tránh ăn vặt đồ ngọt nhiều lần, nên ăn thành bữa và chải răng sau bữa ăn.

- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

- Dùng thuốc chải răng có fluoride, nước uống hoặc muối ăn có bổ xung Fluor, Dùng nước máy, sữa chứa fluor, dùng kem đánh răng có fluor giảm được 30% sâu răng.

- Dùng nhựa tổng hợp dùng trong nha khoa (Composite) phủ lên mặt nhai các răng có nguy cơ sâu răng cao như trên mặt nhai của răng hàm hoặc những răng răng hàm nhỏ (premolars) có nhiều đường rãnh và hố sâu trũng làm cho thức ăn thường hay bị ứ đọng lại trên mặt nên dễ bị sâu răng hơn những răng khác.

Chất nhựa sealant sẽ được đổ bao phủ trên những mặt răng, hàn kín các kẽ hở sâu trên mặt nhai gọi là trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng.

Theo Thu Thu - Khỏe và Đẹp
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]