Vẹo cột sống ở trẻ em

Vẹo cột sống là một trong những dị tật ảnh hưởng từ 2 - 3% dân số. Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ sẽ gây ra các nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng khiến bé chậm phát triển chiều cao.

15.5661

Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến ngực, khung chậu và chèn ép tim, phổi và gan. Chúng ta cần làm sao để phát hiện bé bị vẹo cột sống từ sớm để có thể điều trị kịp thời?

Biểu hiện của bệnh

- Cong cột sống: cột sống có 4 hình thái

+ Gù: Đoạn cổ và lưng cong quá nhiều

+ Ưỡn: Đoạn thắt lưng cong quá nhiều

+ Còng: Đoạn thắt lưng cong ngược ra trước.

+ Bẹt: Đoạn thắt lưng không còn độ song sinh lý.

- Vẹo cột sống: Nhìn từ phía sau, nếu cột sống lệch sang bên trái hoặc bên phải. thường gặp 2 dạng.

+ Vẹo đều sang bên trái hoặc bên phải, chỉ có một đoạn cong hình chữ C

+ Vẹo với hai đoạn cong đối lập nhau, ví dụ đoạn cổ- lưng cong sang phải hình chữ S.

Ngồi học đúng tư thế phòng tránh vẹo cột sống.

Các gai đốt sống không thẳng hàng; hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.

Lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Bệnh cong vẹo cột sống do đâu?

Cột sống là thành phần chống đỡ quan trọng nhất của cơ thể, được tạo bởi các đốt sống sắp xếp theo thứ tự chồng lên nhau tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh. Khi bị vẹo, cột sống không còn thẳng mà cong ngược hoặc xuôi, hoặc cong hai đoạn như hình chữ S.

Cong vẹo cột sống làm trục của hệ xương thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động và đối với các bé gái còn bị lệch xương chậu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Nguyên nhân: Ngồi học không đúng tư thế (ngồi học không ngay ngắn, nằm, quì, nghiêng khi học bài ).

Kích thước bàn ghế không phù hợp (quá cao hay quá thấp, quá chật, thiếu chỗ ngồi học).

Lao động quá nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều hai bên vai hoặc cắp cặp vào nách.

Mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gay cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập.

Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu (đặc biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành).

Cơ thể lệch, bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống

Nơi học tập như ở lớp hay ở nhà phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo, góc học tập ở nhà phải đảm bảo đủ ánh sáng.

Bàn, ghế, bảng phải hợp với tiêu chuẩn vệ sinh. Xếp chỗ ngồi trong lớp phải hợp lý, tư thế ngồi học ở lớp cũng như ở nhà phải đúng và ngay ngắn.

Đeo cặp hai vai, không được xách cặp ở một bên.

Lao động và tập luyện vừa sức, cân đối.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Chương trình giáo dục thể chất nhà trường cần có các bài tập thể dục phòng chống cong vẹo cột sống.

Ngoài ra, hàng năm cần tổ chức khám, phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở học sinh để kịp thời điều chỉnh.

Các bậc phụ huynh cần giúp con lập thời gian biểu học tập, vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt và học tập.

AloBacsi.vn
Theo ThS. Đỗ Thành Nam - Sức khỏe và Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]