Tin bài Hay
Mẹo vặt

7 phim tài liệu truyền cảm hứng cho doanh nhân trẻ

01/01/2000 - 00:00

7 phim tài liệu truyền cảm hứng cho doanh nhân trẻ
7 phim tài liệu truyền cảm hứng cho doanh nhân trẻ

Không ai dám khẳng định khởi nghiệp kinh doanh là công việc dễ dàng. Vô số thăng trầm và những điều không lường được có thể xảy ra thậm chí với cả những nhà doanh nghiệp tài ba nhất.

Trong khi khó để tìm ra lời giải cho những vấn đề kể trên, những bộ phim hay, mang nhiều triết lý kinh doanh sâu sắc sẽ là liều thuốc tốt nhất cho những doanh nhân trẻ.

Phim tài liệu mang rất nhiều cảm hứng khác nhau. Nhưng nó thường đi sâu vào những câu chuyện về tinh thần và những khái niệm kích thích suy nghĩ qua sự thử thách, nỗi buồn và cả sự vinh quang.

Nếu bạn cần một chút thúc đẩy để làm công việc của bạn vận hành tốt thì dưới đây là 7 bộ phim đáng xem:

1. Jiro ước mơ nghề làm sushi (Jiro Dreams of Sushi)

Nếu từng mong muốn một nguyên mẫu về tư duy kinh doanh phải ra sao thì Jiro Ono chính là người bạn đang tìm kiếm.

Ở tuổi 85 ông là một đầu bếp hàng đầu về chế biến sushi.

Ông làm việc không ngừng nghỉ trong 10 nhà hàng Sukiyabashi Jiro của mình tại những bến xe điện ngầm ở Tokyo.

Việc biến giấc mơ của ông thành sự thật đem theo cả sự công hiến, sự cần cù, một tinh thần toàn cầu và cả sự trả giá.

Cửa hàng kinh doanh độc đáo này đã nhận được phản ứng tốt từ khách hàng.

2. Xà phòng thần kì của tiến sĩ Bronner (Dr. Bronner's Magic Soapbox)

Sau khi ra khỏi viện tâm thần, Emanuel Bronner tiếp tục phát triển loại xà phòng thần kì của ông, loại xà phòng mùi hương bạc hà rất gần gũi được hoàn thành cùng với dòng chữ mang đầy cảm hứng ở trên nhãn.

Tài liệu nói về hệ thống phương pháp rất thuyết phục của nhà kinh doanh, việc mà ông đã tuyên bố thông tin về sản phẩm của mình.

Học về bài học của ông “lời răn dạy ABC” và hệ tư tưởng sau mỗi sản phẩm sẽ như thế nào để có thể truyền cảm hứng cho cộng đồng tồn tại bằng mã của nó.

3. Trò chơi Indie (The Indie Game)

Thiết kế trò chơi điện tử nằm ở giai đoạn giữa của thời kì phục hưng, khi thế hệ mới của những nhà thiết kế indie, các nghệ sỹ và các nhà làm mật mã mong chờ đảm nhận những studio trò chơi lớn.

Thông qua sự nỗ lực kinh doanh của họ, khán giả có được cái nhìn từ bên trong trò chơi ấy, đó chính là cuộc sống của các nhà thiết kế, từ những cái bẫy của việc phát triển sản phẩm tới những niềm vui của sự thành công.

4. Sự bất ổn của kinh tế (Freakonomics)

Thế giới thực sự điên cuồng ra sao? Freakonomics dựa trên nội dung một cuốn sách bán chạy nhất, đó là một tài liệu cố gắng xác định chính xác sự điên cuồng tới mức nào bằng nghiên cứu kiểm tra hành vi của con người.

Nếu là một nhà kinh doanh, bạn cần quan tâm tới xu hướng mới và điều gì khiến mọi người chú ý.

Hãy xem bộ phim này và có cái nhìn sâu sắc vào những điều làm thúc đẩy con người.

5. Dogtown và Z-boys

Lướt ván khá phổ biến ở Mỹ thời gian qua, nhưng nó không phải luôn luôn được ưa thích như vậy.

Môn thể thao này bắt nguồn từ một trào lưu nhất thời vào những năm 1960, và thực tế chưa gây sự chú gì.

Cho tới khi một nhóm vận động viên có tên Z-Boys cống hiến cả thời gian và sức lực của họ vào việc tạo ra xu hướng lướt ván.

Dogtown và Z-Boys khám phá ra nguồn gốc của lướt ván trong văn hóa lướt sóng Santa Monica và đó là con đường trở thành môn thể thao mạo hiểm ưa chuộng nhất ngày nay.

Trong khi đó tài liệu bộ phim “Sự thành đạt tột cùng của Z-Boys” cũng cho thấy những nguy hiểm khi có quá nhiều thành công.

6. Exit Through the Gift Shop

Trung thực là chìa khóa trong kinh doanh và Exit Through the Gift Shop là một câu chuyện lý giải những vấn đề khi một nhà sáng chế tạo ra thứ gì đó mà không có điềm báo nào.

Con phố huyền thoại mang tên nghệ sỹ Banksy đã nổi tiếng khắp thế giới bởi thông điệp chống lại việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Xoay sở để giấu tên trong suốt bộ phim, Banksy cùng một nhà làm phim người Los Angeles, Thiery Guetta, cho thấy một thông điệp rõ ràng có thể bị xáo trộn bởi cách tiếp thị lan truyền và truyền miệng.

Ngay cả khi những thứ đó vượt ra khỏi tầm tay, Banksy vẫn từ chối thay đổi thái độ của mình bất kể giá cả.

7. Woody Allen

Woody Allen không phải là một chủ kinh doanh theo đúng nghĩa, nhưng suy nghĩ về kinh doanh mới lạ của ông là nền tảng cho Allen 19s thành công.

Bộ phim ghi chép lại sự nghiệp của ông từ khi còn là một nhà văn thiếu niên tới việc leo tới nấc thang Hollywood.

Tinh thần của ông đã phải trả giá lớn khi ông giành được vô số giải thưởng và giờ ông được coi là một trong những nhà làm phim hàng đầu thế giới.

Ý nghĩa bộ phim muốn mang tới là đối với một nhà kinh doanh, điều quan trọng là phải biết về câu chuyện của chính mình và biết xây dựng một cộng đồng xung quanh sản phẩm và dịch vụ của mình.

Nguồn: TTVN
Home

  • Từ khóa:
    Trang chủTin mớiThị trườngVideo