- 1
Trả lời hết các câu hỏi
Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những câu hỏi khó rồi sau đó quay lại. Nhưng vấn đề là bạn thường quá mải mê với những câu hỏi khác mà quên mất câu hỏi mà mình đã bỏ qua. Một câu trả lời trống luôn luôn là một câu trả lời sai!
Trong quá trình làm bài, bạn nên chọn những câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Nhưng tuyệt đối không được bỏ trống bất kỳ một câu hỏi nào, nếu là câu trắc nghiệm đó là một cơ hội cho bạn, còn câu tự luận bạn viết vào cũng được ban giám khảo đánh giá và cho điểm dựa trên câu chữ của bạn.
Để có thời gian làm hết các câu, bạn không nên mải mê với những câu hỏi khác, quên mất những câu mình đã bỏ qua.
- 2
Chỉ trả lời một lần cho một câu hỏi
Trong một câu hỏi của phần thi trắc nghiệm sẽ có nhiều đáp án na ná nhau, vì thế bạn có thể phân vân giữa nhiều đáp án hay hai đáp án. Nhưng không phải vì thế mà bạn chọn hết hay chọn cả hai câu. Nhất thiết bạn phải lựa chọn ra một phương án đúng nhất, như vậy mới được coi là bài thi hợp lệ và mới có cơ hội điểm cao.
- 3
Tránh chép nhầm kết quả từ giấy nháp
Cách làm bài thi của nhiều học sinh, sinh viên là nháp cả những phần chính và phụ, sau đó mới chép vào bài thi. Như thế sẽ chắc chắn hơn để làm bài thi đạt kết quả cao, nhưng lại dễ nhầm. Bởi trong quá trình làm nháp, có những phần đúng và có những phần sai, khi thời gian cấp tập quá, có thể chép nhầm kết quả. Nên khi làm bài thi các bạn hết sức chú ý nhé!
- 4
Đừng học tủ
Học tủ là cách chọn ôn thi của nhiều bạn, vì nhiều nguyên nhân như: không có thời gian, muốn điểm cao nếu trúng tủ, chỉ thích một phần nào đó trong quá trình học. Nhưng đây là cách học dựa vào may rủi nhiều, vì đề thi không vào phần bạn ôn, bạn sẽ không nhớ kiến thức gì để làm bài. Hơn nữa sẽ hạn chế kiến thức của bạn trước khi vào phòng thi, khiến bạn hay mất bình tĩnh.
Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho bạn là không nên học tủ, hãy học hết các ý chính của các kiến thức trong quá trình học. Hãy thử và bạn sẽ thấy tự tin hơn khi bước vào phòng thi đó!
Cách làm bài thi tốt nhất là không nên học tủ
- 5
Làm bài theo sát thời gian
Mỗi bài thi đều có một mức thời gian nhất định và mỗi bài thi có số lượng câu khác nhau. Nên phụ thuộc vào độ khó dễ và quan trọng nhất là mức điểm của từng câu mà bạn phân bổ thời gian sao cho phù hợp.
Đứng mất quá nhiều thời gian vào một câu, mặc dù câu đó bạn có nhiều kiến thức và nhiều ý muốn thể hiện, vì như thế bạn sẽ không có thời gian làm câu sau. Đến khi chấm bài, có lẽ câu bạn dành thời gian làm nhiều sẽ bị thừa ý và câu bạn bị thiếu thời gian bị bỏ trống và thiếu ý.
- 6
Tránh lạc đề
Nếu giáo viên yêu cầu "so sánh" và bạn lại "định nghĩa", bạn sẽ bị mất điểm về câu trả lời của bạn. Hãy chú ý trả lời đúng những gì giáo viên yêu cầu.
Xác định: Cung cấp một định nghĩa.
Giải thích: Cung cấp một câu trả lời tổng quan hoặc mô tả rõ ràng các vấn đề và giải pháp cho một vấn đề cụ thể.
Phân tích: Nêu một khái niệm hay một quá trình, và giải thích từng bước.
So sánh: Nói rõ sự giống nhau và khác nhau.
Sơ đồ: Giải thích và vẽ một biểu đồ hoặc các hình ảnh để minh họa.
- 7
Đừng suy nghĩ quá nhiều
Trước khi vào phòng thi, bạn đừng nên suy nghĩ quá nhiều về những kiến thức đã học, chỉ cần để đầu óc thoải mái và chú ý giáo viên gọi tên vào phòng thi.
Khi nhận được đề thi, bạn cũng cần tránh sự suy nghĩ nhiều, bởi như vậy sẽ làm trong đầu bạn ngồn ngộn kiến thức, sẽ khiến bạn mất bình tĩnh và quên một phần. Hơn nữa, bạn sẽ nghi ngờ chính khả năng của bản thân mình.
Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều ở một câu hỏi mà không để ý đến thời gian hoặc những câu hỏi khác, bạn chắc chắn sẽ thay đổi một câu trả lời đúng thành một câu trả lời sai.
- 8
Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập đầy đủ
Bạn đi thi và chiếc bút hết mực, bạn quên mang bút chì thước kẻ hay compa,... tất cả những vấn đề đó sẽ ngốn đi không ít thời gian và tinh thần của bạn. Vì vậy vào trước ngày thi, hãy chuẩn bị một bộ dụng cụ học tập đầy đủ để có thể thi tốt.
- 9
Phải nhớ ghi những thông tin đầy đủ vào bài thi
Khi nộp bài thi bạn nên soát lại một lần về thông tin cá nhân nhé! Những thông tin quan trọng nhất là: họ tên, mã số bài thi, sau khi kết thúc bài thi phải ghi số trang bạn làm bài để tránh thất lạc.
Không ghi tên trong bài thi sẽ gây khá nhiều rắc rối cho bạn và giáo viên chấm thi của bạn. Vì vậy cáh tốt nhất là hãy ghi tên mình ngay khi nhận được tờ giấy thi từ giám thị của bạn và soát lại lần cuối trước khi nộp bài.