Bà bầu ăn thịt vịt: Có nên không?

Bà bầu ăn thịt vịt không gây hại gì cho cả mẹ và em bé trong bụng, tuy nhiên bà bầu cần lưu ý khi ăn thịt vịt để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

15.5912

Theo tin tổng hợp Báo Sức khỏe và Đời sống, trong thời gian thai kì, có rất nhiều thực phẩm mà các mẹ phải kiêng kị để thai nhi được khỏe mạnh. Một trong những thực phẩm mà các mẹ bầu hay thắc mắc là thịt vịt. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng liệu nó có gây hại cho thai phụ không?

Theo y học truyền thống thì thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Ngoài ra, theo tài liệu của Nhật, thịt vịt còn có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh.

Y học hiện đại cũng không phủ nhận lợi ích của thị vịt. Thịt vịt còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả thịt bò, thịt heo, cá, dê, cá, trứng. Thịt vịt có hàm lượng cao sắt, vitamin E, D, A, B1, B2, phốt pho, canxi, axít nicotic…

Những điều bà bầu ăn thịt vịt cần lưu ý điều gì?

- Không ăn thịt vịt cùng quả óc chó, mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu. Mộc nhĩ đen, ba ba là những món cấm kỵ với thai phụ. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ đen làm tử cung hưng phấn, thu hẹp, dễ dẫn đến sảy thai.

- Thai phụ bị cảm chưa khỏi hẳn thì chưa nên ăn. Do thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên những người đang ốm dở thì tốt nhất là chưa ăn thịt vịt vội. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe, bạn nên đợi khỏi hẳn cảm cúm.

- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận, hay thịt ba ba. Như đã nói ở trên, người mang bầu tuyệt đối không được ăn thịt ba ba. Quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

- Không chế biến trứng vịt cùng tỏi. Trứng vịt tráng với tỏi là món ăn vô cùng độc, các bà bầu cũng như tất cả mọi người nên tránh.

(Ảnh minh họa)

Những món ăn bổ dưỡng từ thịt vịt

VnExpress cho hay, theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang  xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.

Cháo vịt đậu xanh

- Nguyên liệu:  Vịt 1 con khoảng 1,5kg (đã làm sạch, xát rượu gừng cho thơm), gạo thơm 200g, đậu xanh nguyên hạt 200g, gừng tươi 3 củ, hành phi 50g, hành lá 100g, rau ngò. Gia vị gồm: hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon. Rau ăn kèm gồm: rau đắng 200g, giá đậu 200g, cải xanh 200g.

Nguyên liệu pha nước mắm gồm: tỏi 2 tép, chanh 1 quả, ớt sừng 2 quả.

- Cách làm: Luộc vịt chín, để nguội, chặt miếng mỏng vừa ăn. Nấu nước luộc vịt với gạo và đậu xanh thành cháo nhừ. Múc cháo ra bát lớn, rắc hành lá, rau ngò, tiêu, hành phi lên trên. Xếp thịt vịt ra đĩa lớn, dùng với cháo nóng, rau cải xanh, rau đắng, giá đậu, chấm kèm nước mắm gừng.

Thịt vịt trộn rau lang

- Nguyên liệu: Thịt vịt (ức) 400g, rau lang non 400g. Gia vị gồm: tỏi bằm, tỏi phi, ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.

- Cách làm: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm. Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường. Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng. Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.

Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt. Dùng ăn trong bữa cơm.

Thịt vịt ram sả gừng

- Nguyên liệu: Thịt vịt 500g, gừng cắt sợi 50g, sả bào mỏng 50g. Ớt băm, hành tỏi băm, hành lá cắt nhỏ, hành lá tỉa xoăn, đường, nước mắm, tiêu, dầu điều, dầu ăn, bột tẩm khô chiên giòn.

- Cách làm: Thịt vịt sơ chế sạch, chặt miếng vuông 4cm, để ráo. Tẩm đều vịt với 1 gói bột tẩm khô chiên giòn, sau đó đem chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.

Phi thơm ½ lượng gừng, sả, vớt ra để ráo dầu.

Phi thơm lượng gừng sả còn lại với 2 m hành tỏi băm, cho thịt vịt vào, thêm 1 chén nước, 2m nước mắm, 1m dầu điều, đậy nắp nấu khoảng 10 phút, mở nắp thêm 1m đường rồi đảo nhanh tay, cuối cùng cho hành lá và ớt băm vào đảo đều rồi tắt bếp.

Múc vịt ra dĩa, rắc gừng và sả phi lên trên, trang trí với hành lá tỉa xoăn.

Thùy Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]