Tin bài Hay
Mẹo vặt

Bàn tay bị nổi gân xanh thì dùng thuốc gì để điều trị?

01/01/2000 - 00:00

Bàn tay bị nổi gân xanh thì dùng thuốc gì để điều trị?
Bàn tay bị nổi gân xanh thì dùng thuốc gì để điều trị?

(AloBacsi) - Nổi gân máu như vậy khi nào là bình thường còn khi nào là bất thường vậy BS?

Thưa bác sĩ,
 
Tôi nữ, 53 tuổi, làm việc văn phòng nhưng bàn tay tôi bị nổi gân xanh rất rõ, từng đường gân máu như phòng lên dưới làn da. Xin BS coi hình chụp đính kèm và vui lòng chỉ dẫn tôi nên uống thuốc gì để điều trị?
 
Nổi gân máu như vậy khi nào là bình thường còn khi nào là bất thường vậy BS? Tôi thấy nhiều người ở bắp chân nổi nhiều mạch máu như giun bò, nhìn rất ghê, có người lại không bị. Cảm ơn BS rất nhiều!
 
(Luu Tran – luu…@yahoo.com và các bạn đọc khác)
 
>>
 

 
Trả lời:
 
Chào chị,

Qua ảnh AloBacsi đã thấy rất rõ những đường gân xanh trên tay chị. Thực ra những đường gân máu mà dân gian quen gọi chính là các tĩnh mạch mu tay. Khi ta còn trẻ, chúng thường lặn sâu dưới da (thực tế là chúng vẫn có), da tay chúng ta (lúc đó còn trẻ) mềm mại, các mạch máu còn mềm, đàn hồi tốt nên khó thấy rõ đó thôi.

 
Còn bây giờ, theo với tuổi tác, công việc, đặc biệt với những ai làm công việc liên quan đến tay nhiều, thêm với bệnh tăng huyết áp (nếu có) làm các mạch máu trở nên xơ chai, cứng hơn, mất đi độ đàn hồi, da nhăn và chùng nhiều, mô dưới da nhão và lỏng lẻo… tất cả những điều đó làm cho các mạch máu lộ rõ, đặc biệt khi chị buông thõng tay xuống thấp. Chị thử đưa tay cao lên, cao hơn mức của tim để yên 1 lát xem, các gân xanh sẽ lặn dần.

Cũng chẳng cần phải điều trị gì đâu chị. Nếu cần, thì chỉ dùng 1 tí lotion dưỡng da tay cho mềm mại mà thôi sau khi tay tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, thuốc tẩy…

 

Còn gân xanh nổi nhiều ở bắp chân, to và ngoằn nghèo như con giun như chị nói lại là bệnh suy van tĩnh mạch đó chị. Bệnh này gặp nhiều ở những người phải đứng lâu 1 chỗ như BS phẫu thuật, giáo viên, công nhân đứng máy; ngồi lâu 1 chỗ: nhân viên văn phòng, BS phòng khám, bà bầu (thai to dần đè vào hệ mạch máu chi dưới), đi giày cao gót thường xuyên và lâu, người bị táo bón lâu ngày...

Tùy theo mức độ mà gọi là dãn tĩnh mạch chi, nặng hơn là suy van tĩnh mạch, nặng hơn nữa là có huyết khối tĩnh mạch. Chẩn đoán bệnh này phải dựa vào siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chi (do BS siêu âm có kinh nghiệm) và các triệu chứng lâm sàng như: tê chân, nặng chân khi đứng lâu, phù mắt cá chân, vọp bẻ sau bắp chân… tất nhiên là sau khi loại bỏ các bệnh lý khác kèm theo.

Điều trị bệnh này sẽ tùy mức độ (có phân độ suy van tĩnh mạch), nhẹ có thể mang vớ y tế, thay đổi lối sống, nặng hơn 1 chút phải mang vớ y tế và uống thuốc, nặng hơn nữa (có huyết khối) thì không mang vớ được mà phải uống thuốc, thay đổi lối sống, can thiệp bằng phẫu thuất nếu cần...

Vớ y khoa có nhiều loại và nhiều size. Nên khám BS để được siêu âm chẩn đoán, tư vấn dùng thuốc và thay đổi lối sống, hướng dẫn sử dụng vớ y khoa.

Chào chị và chúc chị luôn vui, khỏe!
 
BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy
Home

    Trang chủTin mớiThị trườngVideo