Bé bị sổ mũi xanh lâu ngày phải làm sao?

Bé bị sổ mũi xanh lâu ngày là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là trong thời tiết giao mùa, dưới đây là một số bí quyết trị sổ mũi xanh các bố mẹ có thể áp dụng tại nhà.

15.601

Bé bị sổ mũi xanh là bệnh gì?

Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, sổ mũi  xanh là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Tình trạng nghẹt mũi nếu không giải quyết đúng mức có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải. Với trẻ đã đi học thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nghẹt mũi ảnh hưởng nhiều hơn.

Bé bị sổ mũi xanh là hiện tượng phổ biến trong thời tiết giao mùa (ảnh minh họa)

Do tuổi này các bé thở chủ yếu bằng bụng, mũi lại rất nhỏ nên đôi khi chỉ vì nghẹt mũi đơn giản cũng có thể khiến trẻ khó thở, khò khè, bỏ bú, quấy khóc…

Trên thực tế còn nhiều vấn đề không đúng trong điều trị bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Sai lầm phổ biến là hiện tượng lạm dụng thuốc, đặc biệt các thuốc kháng histamin như chlorpheniramine.

Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, một điều khá phổ biến nữa là nhiều phụ huynh không chú ý việc làm vệ sinh mũi hoặc vệ sinh không đúng cách. Đối với trường hợp sổ mũi nước đơn thuần thì chỉ cần dùng khăn giấy mềm, xếp lại giống như cái loa kèn (hay còn gọi “sâu kèn”) để thấm mũi. Trường hợp mũi đặc thì phải dùng nước muối sinh lý. Tùy vào tình trạng bệnh, tùy trường hợp trẻ nhỏ hay trẻ lớn để có kỹ thuật rửa mũi phù hợp.

Bé bị sổ mũi xanh lâu ngày phải làm sao?

Dưới đây là một số bí quyết trị sổ mũi xanh cho bé:

1. Massage mũi

Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.

Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.

Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.

2. Cho con uống nước lá húng quế và tỏi nướng

Dúng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi VN củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.

Lấy 10 - 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.

3. Thoa dầu lòng bàn chân

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.

4. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý

- Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.

Nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý để trị sổ mũi xanh kéo dài (ảnh minh họa)

- Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải húy sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.

LƯU Ý: Viêm mũi nặng và kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa, rất khó chữa trị, bệnh viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.

Nước muối sinh lý pha tinh dầu tỏi - dành cho trẻ trên 1 tuổi

Cách này cực kỳ hiệu quả giúp trẻ giảm và hết sổ mũi nhanh. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.

Chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 -3 lần/ngày, bé sẽ rất mau khỏi sổ mũi. Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nha các mẹ.

Cách làm: ép ½ tép tỏi nhỏ (tép chứ kg phải là ½ củ tỏi), rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, để nhỏ cho con 1,2 ngày lại thay lọ khác (tỏi việt nam nha các mẹ, coi chừng mua nhầm tỏi trung quốc)

Một số thông tin lưu ý việc không nên dùng nước tỏi pha vào lọ nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ như “việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ”.

Đó là trường hợp mẹ THAM cứ nghĩ cho nước tỏi vào nhiều là con khỏi nhanh dùng quá nhiều nước tỏi cho vào lọ nước muối sinh lý mới bị như thế. Thực sự là tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt, nước tỏi không gây dị ứng, nếu mẹ dùng đúng cách con sẽ rất nhanh hết viêm và sổ mũi.

Quan trọng là mẹ chỉ cho vào theo liều lượng đã hướng dẫn và phải nhỏ thử 1 giọt cho 1 bên mũi con trước, sau vài giờ xem con có biểu hiện khó chịu không mới dùng tiếp. Và trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng khi mới bị sổ mũi.

Với trẻ dưới 1 tuổi: An toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 4-7 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt hay sổ mũi của trẻ, trước khi cho bé ăn hoặc bú.

Hảo Min (tổng hợp)

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]