Trên thực tế, phổi của thai nhi chứa đầy nước và không có cấu trúc giống như phổi của chúng ta. Nhờ vào nước ối, phổi của bé tiếp tục được hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển.
Sự sống của thai nhi được duy trì trong tử cung tất cả đều nhờ vào hơi thở từ phổi và hoạt động tuần hoàn của cơ thể người mẹ. Trong đó bao gồm cả oxy lẫn các dưỡng chất thiết yếu. Quá trình hấp thu này cũng đồng thời loại bỏ đi các chất thải trong cơ thể mẹ cũng như thai nhi.
Sự sống của thai nhi được duy trì trong tử cung tất cả đều nhờ vào hơi thở từ phổi và hoạt động tuần hoàn của cơ thể người mẹ. |
Như vậy có thể nói chính trung gian vận chuyển khí và chất bao gồm dây rốn và nhau thai là những bộ phận đảm nhận thay vai trò của phổi trong suốt thời gian thai nhi cư ngụ trong cung lòng mẹ. Điều đó có nghĩa, người mẹ sẽ thở luôn cả phần của thai nhi, điều mà các chuyên gia gọi là thở thay thế.
Thở thay thế
Thở thay thế được dùng để chỉ quá trình sau: khi oxy từ không khí bên ngoài đi qua hệ tuần hoàn của mẹ, nó sẽ tiếp tục đi qua nhau thai và dây rốn để đến được với thai nhi. Ngược lại, khí carbon dioxide cũng sẽ qua nhau và dây rốn để về đến hệ tuần hoàn của mẹ và thoát ra ngoài.
Thở thực hành
Tuy bé không thở chính thức như khi trẻ chào đời nhưng trong bụng mẹ bé đã bắt đầu tập thở ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Tuy nhiên, để cảm nhận thấy điều này không hề dề dàng. Mãi đến những tháng cuối, mẹ mới bắt đầu cảm nhận tiếng thở này nhờ vào tiếng ọc ạch của nước ối.
Vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ, khi mẹ có những thay đổi đáng kể, trong nước ối sẽ sản sinh ra một chất có tên gọi là surfactant. Chất này có tính năng làm sạch phổi bằng cách bao phủ lên phổi và khiến các túi khí mở ra. Nếu chất surfactant không sản sinh đủ, khi lọt lòng, đứa bé có khả năng sẽ bị xẹp phổi. Do đó, nước ối có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của thai nhi.
Thở chính thức
Khi cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc các đứa trẻ bắt đầu nhịp thở đầu tiên trong cuộc đời mình. Chính xác hơn là khi dây rốn được cắt, các bé bắt đầu phải sử dụng đến phổi của mình để duy trì hơi thở. Nếu bé không tự khóc, các bác sĩ hoặc y tá sẽ hỗ trợ để giúp em khóc. Lúc này, bé phải tự mình vận hành hoạt động hít vào, thở ra để khiến phần nước ối trong phổi còn lại rút cạn dần hoặc chính hệ hô hấp sẽ rút cạn.
Liền sau đó, hai lá phổi sẽ tự phồng lên để oxy có thể vào máu và tách carbon dioxide khỏi máu. Lượng carbon dioxide này sẽ được tiếp tục đào thải ra ngoài thông qua đường thở.
Thông thường, nhịp thở của trẻ sơ sinh rất nhanh và mạnh do có sự thay đổi môi trường đột ngột. Bên cạnh đó, hơi thở của trẻ sơ sinh còn phát ra tiếng khò khè do những vòng sụn trong đường thở chưa phát triển hoàn chỉnh khiến không khí lưu thông vào ra tạo thành những thanh âm tắt xát.
Nếu bé đủ tháng, nhịp thở sẽ đều hơn, có lúc hơi nhanh và nông với tần số khoảng 40-50 lần/phút.
Những thông tin chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy một chút bất ngờ bởi có phần khác hơn so với những gì bạn đang nghĩ phải không? Đó cũng chính là điều thôi thúc bạn tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tạo cho mình một hành trang tốt nhất khi bước vào giai đoạn mới của cuộc đời một người mẹ đấy!
Sự thật đáng ngạc nhiên về thai nhi
12 tuần, thai nhi đã biết đau
Ở tuần tuổi thứ 12, thai nhi đã biết đau ở mọi chỗ như một đứa trẻ sơ sinh. Bé có thể bị đau từ dây thần kinh đến tủy sống hay đồi não. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu hình thành các bộ phận như dây rốn, khuôn mặt. Thậm chí bé còn có thể ngậm cả ngón tay vào miệng. Trong giai đoạn này, cơ thể bé bằng khoảng trái đào.
20 tuần, bé nhận biết giọng nói mẹ
Lúc này em bé đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và những âm thanh khác gần đó. Điều này lý giải tại soa khi chào đời em bé đã mặc nhiên biết bạn là mẹ của bé. Thời gian này, các mẹ cũng dễ dàng biết được giới tính của con qua hình ảnh siêu âm. Các cơ quan bên trong của bé ở tuần thứ 20 đã phát triển gần như hoàn thiện. Đặc biệt hơn cả, từ những tuần này, mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi.
Ghi nhớ à, đơn giản!
Các mẹ đừng nghĩ rằng nằm trong bụng mẹ thì em bé không có ‘ý thức’ học tập nhé. Không chỉ học tiếng mẹ đẻ ngay từ khi nằm trong bọc ối, thai nhi còn cảm nhận được những lời hát, tiếng ru của mẹ dành cho mình. Một nghiên cứu được thực hiện với 10 phụ nữ đang mang bầu ở tháng thứ 5. Họ đã cho các bé nghe hát ru từ trong bụng mẹ. Đến khi chào đời, dù đang khóc nhưng khi bật bản nhạc hát ru đó lên, bé đã ngừng khóc ngay.
Bé cũng dễ dàng cảm nhận được những món ăn mẹ thường thưởng thức và khi ra đời cũng thích món ăn đó đấy bạn nhé.
Nhịp tim của mẹ ảnh hưởng đến con
Trong những tháng cuối thai kỳ, những điều người mẹ làm, đặc biệt là nhịp tim người mẹ sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim của con yêu. Nếu tôc độc nhịp tim của mẹ tăng thì của em bé cũng tăng lên. Đó là lý do vì sao người mẹ mang bầu cần phải giữ bình tĩnh và không được đễ tâm trạng xúc động quá mạnh trong thai kỳ. Theo các chuyên gia tâm lý, tốt hơn cả người mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, suy nghĩ lạc quan và tránh bị stress.
Bé mơ còn giỏi hơn người lớn!
Từ tuần thai thứ 17, những giấc mơ đã xuất hiện trong đầu thai nhi. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, lúc ở trong bụng em bé còn mơ nhiều hơn cả sau khi chào đời và đặc biệt còn mơ nhiều hơn cả người lớn. Lý giải về điều này, một số giả thuyết cho rằng, có thể do thai nhi nằm trong bụng mẹ, không nhìn thấy thế giới bên ngoài nên bé mơ ước nhiều hơn về cuốc sống tương lai. Dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng có một điều rõ ràng rằng thai nhi rất hay có những giấc mơ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ.
Bé tí cũng có vị giác
Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu bằng việc cho những thứ khác nhau vào trong nước ối và để xem thai nhi phản ứng thế nào. Khi bổ sung gia vị vào nước ối, em bé cảm thấy thích thú và nuốt ‘nhiệt tình’ hơn nước ối bình thường. Khi cho gia vị chua hoặc đắng, bé phản ứng bằng cách nhăn mặt thể hiện sự không thích thú. Từ đây, các nhà khoa học đã kết luận từ trong bụng mẹ, em bé đã có vị giác.