Bệnh trĩ và cách phân loại

Bệnh trĩ tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Tùy theo diễn tiến, bệnh được phân thành bốn độ.

14.9841
>>

Trĩ là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh thường không nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, như đau rát, ngứa, chảy máu, và đôi khi tiến triển thành ung thư.

Lòi dom tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Cơ thể con người có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp suất trong lòng mạch thấp, nhiệm vụ chuyên chở máu về tim. Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bất thường (bị to và giãn) gây ra bệnh trĩ. Chế độ dinh dưỡng với các loại thức ăn đã qua tinh chế, chế biến sẵn, ít ngũ cốc và thức ăn nhuận tràng làm cho khó tiêu và gây nên chứng táo bón.

Chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn. Chúng to lên, giãn ra và gây trĩ. Bệnh trĩ khá phổ biến với với cả nam lẫn nữ.

Ảnh minh họa
 
Trĩ được chia làm hai nhóm chính: nội và ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có thần kinh cảm nhận, còn vùng niêm mạc nằm dưới lại có cảm giác đau.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.

Đặc điểm của trĩ nội:

- Xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Tuỳ theo diễn tiến, trĩ được phân thành bốn độ:

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Đặc điểm của trĩ ngoại:

- Xuất phát bên dưới đường lược
- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa

Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

AloBacsi.vn (Theo VnExpress)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]