Ông Cấn Xuân Bình - Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Nội - cho biết: Hiện rất khó phân biệt đâu là gà ta thả vườn, đâu là gà thải loại của Trung Quốc, bởi chúng có nhiều điểm giống nhau như: Nhỏ con, thân gầy, thịt săn...
|
Theo một số người tiêu dùng có kinh nghiệm, loại gà Trung Quốc da thường nhăn nheo, thịt khi luộc lên có màu trắng bệch, dai, thậm chí có mùi giống như mùi kháng sinh... Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm trên là không chính xác và người tiêu dùng mua về, luộc gà xong mới nhận biết được thì đã bị mắc lừa. Vì vậy, khi mua gà sống nên tránh những con có lông xơ xác, đầu trụi. Nhưng phải khẳng định thêm là rất khó để phân biệt.
Thưa ông, điều này có nghĩa người dân vẫn phải "thưởng thức" loại thịt gà kém chất lượng?
- Trước nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng nên các thương lái tìm mọi cách nhập gà lậu về theo đường biên giới. Họ "lách luật", vận chuyển theo đường ngang ngõ tắt rất tinh vi và thường vào thời điểm ban đêm, gần sáng nên các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.
Hiện, Hà Nội có 9 chốt kiểm dịch liên ngành nằm ở các trục giao thông chính để kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch hợp lệ; có đội ngũ cán bộ kiểm tra tại các cơ sở giết mổ, các chợ, nhà hàng, siêu thị... nhưng hiệu quả chưa cao.
Vậy nhiệm vụ đặt ra cho ngành thú y cũng như quản lý thị trường hiện nay là gì, thưa ông?