Cách trị đau mắt đỏ nhanh nhất cho mọi người

Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn và có thể lây nhiễm nếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

0

Đau mắt đỏ có thể do viêm hoặc nhiễm trùng của kết mạc (phần trắng của mắt). Bệnh đau mắt đỏ có 3 loại chính: viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm kết mạc dị ứng và viêm kết mạc do virus. Viêm kết mạc do vi khuẩn xảy ra do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu; viêm kết mạc dị ứng là do chất gây dị ứng như bụi hoặc khói; còn viêm kết mạc là do một loại virus gây ra. Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus có thể lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác qua tiếp xúc với một bề mặt bị ô nhiễm hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Thông thường, bệnh đau mắt đỏ không có hại và sẽ hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không giữ gìn vệ sinh mắt hoặc không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể nặng thêm và lây lan rộng, trở thành dịch.

 

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây nhiễm nếu do vi rút gây ra.


Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ có thể bao gồm:

- Đỏ một hoặc cả hai mắt.

- Ngứa một hoặc cả hai mắt.

- Cảm giác có sạn ở trong mắt.

- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.

- Khó chịu với ánh sáng

- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)

- Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)

Bệnh sẽ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt. Đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

 

Mặc dù các biện pháp điều trị tại nhà không giúp bệnh nhân trị dứt điểm bệnh này 
nhưng nó giúp bạn sễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.


Các biện pháp trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà

Bạn có thể sử dụng biện pháp khắc phục tình trạng bệnh nhờ kháng sinh hoặc thuốc chống viêm giảm mắt để làm giảm đau và khó chịu khi bệnh chưa lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách đơn giản sau để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.

- Chườm nước đá: Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả.

- Mật ong và sữa: Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗ hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt.

- Rau mùi: Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt.

- Hạt cây thì là: Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.

- Khoai tây: Cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp để giảm sự khó chịu ở mắt.

Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.

 

Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên chú ý dùng thuốc theo sư chỉ dẫn của bác sĩ.


Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:

- Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

- Nếu trẻ bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.

- Trước khi vệ sinh mắt, người bệnh cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng tốt hạn chế virus đau mắt đỏ lây lan cho người khác. Hạn chế đến chỗ đông người đặc biệt là nguồn dịch.  

- Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác, trẻ nên được ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.  

- Phòng bệnh là một công tác quan trọng trong việc hạn chế lây lan. Bạn nên thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch.  

- Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bệnh. Uống thật nhiều nước để cơ thể có thể thải được độc tố trong cơ thể. Khi đi ra ngoài, bạn cần đeo kính chắn bụi, chắn virus.  

- Rửa mặt, rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, dùng khăn riêng. Vệ sinh khăn mặt của mình bằng cách giặt sạch và phơi ngoài nắng. Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối…

 

Theo Phụ nữ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]