Cần lắm một “Hành trang vào đời” như thế

Dân trí Không thể chối cãi rằng kiến thức là vô cùng quí giá đối với một tân cử nhân, nhưng có lẽ chúng ta đã không chú ý nhiều lắm đến yếu tố con người, bởi vì khi bước chân ra đời và bắt đầu một công việc thì chính các bạn mới là đối tác của mọi quan hệ, chứ không phải tấm bằng cử nhân của các bạn.

15.6023

Tôi đã thật sự bất ngờ khi đọc cuốn Hành trang vào đời của NXB Tổng hợp TPHCM, một cuốn sách hay đúng hơn là một cuốn cẩm nang mà các bạn sinh viên nên đọc trước khi tốt nghiệp, vì trong cuốn sách tác giả đã nói lên điều mà những nhà tuyển dụng thật sự tâm huyết và muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ: Hãy là chính mình!

Ngay từ bố cục của cuốn sách, độc giả hoàn toàn có thể hiểu rõ ý đồ của tác giả: Cuốn sách viết về bạn và cho bạn, với ba chương rõ ràng: Những thứ bạn có / Những thứ bạn cần / Những điều bạn sẽ.

Cuốn sách không mang tính giáo huấn hay đại loại như một cuốn giáo trình về phong cách sống. Một cách nhẹ nhàng và ý nhị bằng lối văn kể chuyện, tác giả đã thổi vào tâm hồn các bạn trẻ một luồng gió mới, đó là những nhận định về tương thật rõ ràng và khách quan, đó là những chuẩn bị cần thiết như một người cha dặn dò đứa con mình trước một cuộc hành trình đầy sóng gió nhưng cũng lắm cam go, đôi lúc lại nhẹ nhàng tình cảm như một người mẹ khuyên con gái trước ngày vu qui.

Những điểm nhấn trong sách đôi khi vượt quá sự cảm nhận cuộc sống của các bạn trẻ vì nó rất mạnh, nhưng đó chính là những điều mà tác giả đã đánh dấu trong cuốn cẩm nang của mình, đó chính là cái chìa khóa cho cánh cửa của thành công và hạnh phúc, nếu có thể gọi tên nó như vậy.

Tôi thích cách mà tác giả đặt tên cho từng phần cuốn sách, lúc như nhắc nhở, khi lại như răn đe, xen lẫn động viên và thúc dục. Hãy xem những chủ đề như: Hãy nhìn lại mình / Xây dựng thương hiệu cá nhân / Nghĩ đến những chiến thắng nhỏ / Chuẩn bị tốt để thành công…. Hoặc đôi lúc tác giả tìm cách gọi tên sự việc khác đi như lối chúng ta vẫn nghĩ về nó, như: Bạn nên ngẩng cao đầu / Ta bình đẳng trong mọi quan hệ / Bước đi trên một tinh cầu xoay / Vận động là tồn tại / Hãy quan sát / Thấy mình đang lái con thuyền mình… 

“Thứ bạn cầm trên tay không phải là một thứ bình thường trong hành trang, nó chính là cái la bàn cho tương lai, cho nghề nghiệp của bạn…bạn nghĩ mình có thể lên đường mà thiếu nó chăng?!” - Thạc sĩ Nguyễn Hữu Huy Nhựt (ĐH Kinh tế TPHCM) đã viết về “Hành trang vào đời” như vậy.

Hà Thi

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]