Câu chuyện khởi nghiệp: Bắt đầu sớm và nhận thất bại sớm

15.5674

Bắt đầu bằng câu chuyện hai chiếc xe Rolls Royce và Ford. Một bên tượng trưng cho sự hoàn hảo và một bên đại diện cho sự cơ bản nhất. Nếu là doanh nghiệp sản xuất ô tô, khởi nghiệp sẽ chọn cách hoàn thiện một chiếc xe đến mức Rolls Royce rồi mới tung ra thị trường hay tung ra chiếc Ford trước, rồi dần dần hoàn thiện nó đến tầm Rolls Royce.

Rolls Royce hay Ford ?

Bắt đầu sớm có thể hiểu là làm ra sản phẩm tối giản ở mức “có thể dùng được” và mang nó ra thị trường càng sớm càng tốt, trước khi có người khác làm việc này. Điều này sẽ mang đến một số lợi ích nhất định như:

- Tốn ít chi phí đầu tư ban đầu với nguồn ngân sách hạn hẹp

- Có thể trở thành sản phẩm đầu tiên trên thị trường

- Tiếp cận với khách hàng sớm, hiểu được nhu cầu của họ và thị trường sớm

Nhận thất bại sớm là việc sẵn sàng đón nhận thất bại càng sớm càng tốt. Thị trường luôn biến động, mọi sự tiên lượng trước quá xa dường như ko hiệu quả. Vì vậy cách thông minh hơn là hãy tự tin mà “chập chững” bước đi, chấp nhận những cú ngã và đứng lên sau mỗi lần thất bại

Thực tế, những doanh nhân thành công là những người không sợ thất bại, họ coi việc thất bại là tất yếu và luôn học được những điều tích cực nhất. Không phải đợi từ một tới hai năm thử nghiệm với bao nhiêu đầu tư, nguồn lực và hy vọng để rồi sau đó nhận ra mình sai lầm. Doanh nghiệp chỉ phát triển thực sự khi nó khắc phục được những yếu điểm và tốt dần theo thời gian

Cuối cùng, mọi thứ chỉ là tương đối, thời điểm ra mắt sớm hay muộn còn tùy thuộc vào đặc thù của từng sản phẩm. Tuy nhiên, khởi nghiệp hãy chú trọng tới một quy luật tất yếu trong marketing cũng như phát triển sản phẩm, đó là “Quy luật tiên phong”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]