Tin bài Hay
Mẹo vặt

Công dụng chữa bệnh của cây bời lời

01/01/2000 - 00:00

Công dụng chữa bệnh của cây bời lời
Công dụng chữa bệnh của cây bời lời

Theo Đông y, bời lời có vị đắng, mát, thanh nhiệt, tiêu sưng, trị viêm. Các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc.

Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam cho hay, cây bời lời còn có tên gọi là mò nhớt, sàn thụ, sàn cảo thụ, bời lời, bời lời nhớt, bời lời dầu, nhớt mèo, mò nhớt, tên khoa học Litsea glusinosa C. B. Rob. (Litsea sebidera Pers).

Thuộc họ long não lauraceae. Hiện nay chưa được trồng nhiều, chủ yếu mọc hoang, nhiều nhất ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, một số ít mọc ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Còn thấy mọc ở miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Indonexia, Campuchia.

Trồng bằng hạt hay giâm cành. Sau 5 – 6 năm bắt đầu có quả. Nhiều nơi trồng cây này để lấy lá phơi khô tán bột, làm bột cây hương (nhang). Bột của cây lá này được rưới ẩm sẽ cho ra chất nhầy dính dùng trong kỹ nghệ làm giấy, làm hương nén. Quả được thu hái vào tháng 7-8 để ép dầu và nấu xà phòng.

Là cây cao đến 10m. Nhiều dạng, vỏ thân nâu, không mùi, không vị, không có chất nhớt, cành trưởng thành hình trụ, nhẵn cành non có  cạnh, nhiều lông. Lá mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt trên bóng, mặt dưới có lông kích thước rất thay đổi, dài 7-20cm, rộng 4-10cm, hình bầu dục hay thuôn dài, phía đáy lá tròn hạt nhọn, đầu nhọn hay tù; cuống lá có lông, dài 1,5-5cm. Hoa tụ từng 3-6 thành tán nhỏ trên một cuống chung dài 1-3cm có lông; cuống của mỗi hoa dài 2-3mm. Mùa quả vào tháng 7-8...

Thành phần hóa học thấy tất cả các bộ phận của cây nhiều nhất ở vỏ thân có chứa một chất nhầy dính, thường dùng để dính bột giấy hay hương hấp. Hạt chứa 45% chất dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu ở dầu là Yaurin và Olein. Gỗ non có chứa ít tinh dầu nhưng khi già tỉ lệ tinh dầu ít đi.

Theo Đông y, bời lời có vị đắng, mát, thanh nhiệt, tiêu sưng, trị viêm. Các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc. Ngoài ra vỏ giã nát dùng đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương, có nơi dùng cả lá giã đắp. Vỏ còn dùng sắc uống chữa đi ỉa, lị. Nước ngâm vỏ bời lời mùa thành từng mảnh mỏng có thể dùng bôi dầu cho tóc bóng. Dầu bời lời dùng làm sáp, chế xà phòng...

Những phương thuốc trị bệnh từ cây bời lời

Theo Báo điện tử Người lao động, dưới đây là những phương thuốc trị bệnh từ cây bời lời:

- Bong gân, chấn thương tụ máu, đau khớp: Vỏ tươi cạo bỏ lớp khô, giã nát, đắp bó. Hay dùng lá già xắt nhỏ cho ít muối, nước giã đắp (có muối thì lá không dai).

- Ung nhọt, áp-xe, viêm vú: Lá bời lời, lá phù dung, 2 lượng bằng nhau giã với ít muối đắp. Thuốc này tác dụng rất tốt, đạt kết quả cao, đắp cả ngày không bị bỏng da.

- Tiêu chảy, lỵ: Vỏ thân hoặc lá bời lời 30 g, gừng tươi 10 g, vỏ quýt 10 g, nấu sắc uống.

- Thiên đầu thống: Lá hoặc vỏ cây bời lời 30 g, bạch chỉ 10 g, cam thảo 5 g, nấu sắc uống. Hay dùng lá khô 16 g sắc uống trong ngày.

- Đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, trướng bụng: Dùng lá bời lời tươi, đốt, tán thành bột uống, cách này theo kinh nghiệm dân gian rất hiệu nghiệm.

- Chải tóc: Vỏ cây tươi băm xắt nhỏ ngâm nước. Dùng nước này chải tóc, tóc im, mượt như chải gôm. Dùng nước lá bời lời chải tóc không lo dị ứng da đầu, gội sạch dễ dàng, không dính dầu lại.

Thuốc tham khảo:

- Bổ sung vitamin C cho cơ thể.
- Dùng trong các trường hợp mệt mỏi do gắng sức, cơ thể suy nhược.
- Tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh nhiễm khuẩn.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

Home

  • Từ khóa:
    Trang chủTin mớiThị trườngVideo