Dùng cao hổ cốt dễ suy thận, hỏng gan

(Kiến Thức) - Những người bị cao huyết áp tuyệt đối không được dùng cao hổ cốt vì loại cao này có tính nóng và trợ dương mạnh.

15.6051
 
Nhiều độc giả và bạn đọc Nguyễn Thị Thanh (Hà Nội) viết thư về tòa soạn hỏi: “Tôi được người bạn cho 1 lạng cao hổ cốt, tuy nhiên chưa dám sử dụng bởi chưa biết cách dùng cao hổ cốt cũng như tác dụng như thế nào. Bệnh gì uống được, bệnh gì không?”...
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, cao hổ cốt có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người có thể chất hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể Âm hư hoả vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều, hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hai gò má đỏ, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi... thì không được dùng. Những người bị cao huyết áp cũng cấm chỉ định dùng cao xương hổ.
Đặc biệt, hổ là loài được ghi trong sách đỏ để bảo vệ nên không được phép khai thác. Để cho cao rởm có hiệu nghiệm, những người làm giả thường trộn tân dược có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp nên dễ tiền mất, tật mang. 
Còn theo TTND.BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, có nhiều người uống xương hổ mài chưa bỏ gân tủy dẫn đến suy thận, hỏng gan... Bởi trong gân và tủy của hổ không có tác dụng với xương, thậm chí còn làm cho đau thêm bởi có chất gây đau, gây độc.  
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]