Làm gì để may mắn đầu năm?

(ĐSPL) – Người Việt Nam tin rằng những ngày đầu năm, đặc biệt là mồng 1 chỉ nên làm những việc tốt đẹp mang lại may mắn, tránh làm những điều kiêng kỵ không tốt với mong muốn một năm mới mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

0

Chính vì thế từ ngàn xưa, ông bà ta đã chiêm nghiệm rồi đúc kết, truyền tụng, dặn dò con cháu những việc làm may mắn trong đầu năm mới. Sau đây là những việc bạn nên và không nên làm để được may mắn đầu năm:

Mặc đồ màu đỏ: Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, hỉ hoan, vậy nên người ta tin rằng mặc màu đỏ những ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình cả năm. Ngoài ra, đồ trang trí trong nhà cũng được trang hoàng rực rỡ với sắc đỏ thắm may mắn này.

Xông đất: Đây là phong tục truyền thống lâu đời. Vào sáng mồng Một Tết, vị khách đầu tiên đến nhà chơi được coi là xông đất, xông nhà. Nếu người này hợp với gia chủ, nhẹ vía sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ đó.

Trao lì xì: Lì xì là những phong bao màu đỏ có chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết. Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc...

Phóng to

Lì xì đầu năm mang lại nhiều may mắn

Không trả nợ hay chi tiền ngày Tết: Nhiều người tin rằng, cần phải thanh toán hết nợ nần, năm cũ không để sang năm mới. Nếu năm mới mà có nợ thì cả năm đó sẽ có nhiều gánh nặng về những khoản nợ hơn. Hoặc nếu như không có khả năng thanh toán trong năm, người ta thường hẹn một thời gian cụ thể để trả, tránh việc bị đòi nợ, hay chi tiền vào đầu năm mới.

Ăn món ăn may mắn: Bánh chưng là món ăn không thể thiếu đối với gia đình người Việt ngày Tết, bởi đó không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang lại may mắn trong đầu năm mới. Ngoài ra còn có những món ăn khác trong ngày Tết mang lại điều tốt đẹp như nho, cá, ngũ quả, đậu đen.

Phóng to

Những món ăn mang lại may mắn đầu năm

Kiêng quét nhà, vứt đồ: Trong ngày Tết, người Việt tối kỵ việc quét nhà, hay vứt bỏ đồ, thậm chí là rác. Mọi đồ đạc phải được quét dọn sạch sẽ trước giao thừa, sang đến mồng một Tết thì không nên đem vứt bỏ đồ, hay lau dọn bất cứ cái gì. Bởi theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.

Tránh đổ vỡ, cãi cọ: Ngày Tết, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình. Ngoài ra, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

Chọn ngày lành “mở hàng”: Đối với những thương gia, những người buôn bán, làm ăn, thì ngày bán hàng đầu năm, còn gọi là mở hàng, sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng. Tránh việc chọn ngày xấu mà làm ăn không thuận lợi, gặp nhiều điểm gở trong năm. Đối với người đi xa, ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn.” 

Bên cạnh đó, người ta còn kiêng kỵ nhiều điều trong những ngày đầu năm mới như rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v. Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.

Hà Vy

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]