Mẹ không nên chủ quan với các dấu hiệu trẻ bị khiếm thính

Việc trẻ bị khiếm thính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như sinh hoạt thường ngày của bé.

15.6009

Nguyên nhân trẻ bị khiếm thính

Theo các bác sĩ ở Trung tâm Thính học và trị liệu ngôn ngữ trẻ em, trẻ nghe kém hoặc bị điếc có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do người mẹ trong thời kỳ mang thai bị một số bệnh như cúm, sởi, rubella, nhiễm độc hóa chất do dùng một số thuốc như: Stepomycine, gentamycine, amikacin, quinine…

Nguyên nhân thứ hai là do quá trình sinh nở như chuyển dạ kéo dài và dùng một số thủ thuật trong đẻ như: Foocep, đẻ chỉ huy, mổ đẻ, đẻ ngạt…

Nguyên nhân thứ ba là do bản thân trẻ: Sinh ra thiếu tháng, nhẹ cân, bị nhiễm trùng tai – mũi – họng, viêm tai giữa, viêm xương chũm. Trẻ bị bệnh trong quá trình điều trị phải thở máy, có tiền sử dùng thuốc gây độc cho cơ quan thính giác như stepomycine, gentamycine, amikacin, quinine… bị nhiễm virus, nhiễm độc do dùng thuốc hoặc nhiễm kim loại nặng, bị chấn thương, xuất huyết não, màng não, viêm não, viêm màng não cũng đều có nguy cơ cao bị khiếm thính.

Dấu hiệu trẻ bị khiếm thính

Các dấu hiệu của việc mất thính lực ở mỗi trẻ mỗi khác và mức độ khiếm thính ở trẻ cũng khác nhau. Một số bé có thể quấy khóc và tỏ ra mất bình tĩnh với bất kỳ một âm thanh nào, trong khi một số bé khác vẫn sinh hoạt bình thường, và thậm chí không có một dấu hiệu bất thường nào hết. Tuy nhiên, mẹ cần cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây:

1/ Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: Dấu hiệu đáng lo


- Không hề giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn

- Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói

- Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu

- Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc đang ngủ trong phòng yên tĩnh

- Sau 2 tháng, trẻ vẫn không thể phát ra những âm nguyên âm như ô, a…

- Nghe những giọng nói quen thuộc mà trẻ lại cảm thấy mới lạ, không có cảm giác yên tâm

2/ Những dấu hiệu bất thường ở trẻ từ 4 – 8 tháng tuổi

- Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát tra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy

- Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn

- Không hứng thú với đồ chơi lúc lắc, chuông rung hay những đồ chơi bóp kêu

- 6 tháng tuổi, bé không hề cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó

- Chưa biết “lảm nhảm” với chính mình hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện với trẻ

- Không có phản xạ khi nghe hiệu lệnh “không/ không được” cũng như cảm nhận được giọng điệu lời nói

- Có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó

- Cảm nhận được tiếng động rung nhưng chỉ một số tiếng động nhất định


Nên đọc

3/ Dấu hiệu cảnh báo ở trẻ từ 9 đến 12 tháng:

- Không có phản gì khi được gọi tên mình

- Không thay đổi tông điệu khi tự nói chuyện với mình

- Không quay đầu nhanh hay hướng thẳng đến nơi âm thanh được phát ra

- Không nói được một số phụ âm như m, p, b, g…

- Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát

- 1 tuổi, bé không thể nói được một số từ đơn như ba-ba, mẹ-mẹ, không thể phát âm được những phụ âm khác nhau ở đầu mỗi từ như đi, chơi, về…

- Không hiểu được một só từ chỉ đồ vật quen thuộc như giày, hay làm một số động tác kh

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]