Mổ xẻ bí kíp kinh doanh hàng cấm của xã hội đen Mexico

BizLIVE - Cách điều hành mô hình kinh doanh khiến con buôn Mexico chiếm thế thượng phong so với các nhà sản xuất tại Colombia, Business Insider cho biết. Tweet

15.5902

Lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán cocain khiến nhiều người dân Mexico lóa mắt.

Tại Mexico, nhà giàu cũng đi buôn lậu thuốc phiện không phải là điều hiếm thấy. Khoản lợi nhuận kếch xù từ hoạt động phi pháp này khiến nhiều người không thể kìm lòng.  

Mặc dù chỉ là mạng lưới phân phối, nhóm xã hội đen Mexico có những chiêu thức kinh doanh khiến chúng được ngồi "chiếu trên" so với cả các nhà cung cấp. 
Tỷ lệ lợi nhuận 150.000%

Giá một nắm bó lá cocain mua từ nông dân Colombia vào khoảng 80USD. Trải qua quá trình sơ chế đơn giản gọi là chagra (đặt theo tên ông trùm ma túy két tiếng đất Mỹ Jimmy Chagra vào thập kỷ 70), bột cocain có thể được bán với giá 800USD/cân tại cao nguyên Colombia.

Mỗi bánh cocain như trên có giá 2,147USD tại cảng Colombia vào năm 2009.
Thứ bột này sau đó được điều chế trong xưởng nấu đá để nén thành từng bánh cocain nguyên chất. Theo Liên hiệp quốc, mỗi bánh cocain như vậy có giá 2,147USD tại cảng Colombia vào năm 2009.

Chỉ cần được vận chuyển trót lọt tới biên giới Mỹ, giá của nó tăng vọt lên 34.700USD. Con số này đội thành 120.000USD khi được bán lẻ trên đường phố New York.

Tính ra, đội ngũ “hậu cần và vận tải” cocain của xã hội đen Mexico hưởng tỷ lệ lợi nhuận ròng lên tới 6.000%.

Nếu lấy giá thu mua từ nông dân làm gốc, tỷ lệ này đạt mức 150.000%. Đó là lý do tại sao buôn lậu hàng cấm làm một trong những mô hình kinh doanh béo bở nhất hành tinh.

Ai làm chủ? 

Xã hội đen Mexico có các đầu nậu tại Colombia để đặt đơn hàng. Nhưng bọn chúng thuê người dân Colombia vận chuyển thứ bột gây nghiện này tới giao tận tay tại Mexico hoặc Trung Mỹ. 

Cách điều hành mô hình kinh doanh khiến con buôn Mexico chiếm thế thượng phong so với các nhà sản xuất tại Colombia.

“Trong một nền kinh tế theo mô hình cung – cầu, ai là người có quyền quyết định? Bọn buôn lậu Mexico hay nhà cung cấp Colombia? Kẻ phân phối hay người sản xuất?”, giám đốc Cơ quan bài trừ ma túy Mỹ (DEA) Jay Bergman đặt câu hỏi.

Tưởng tượng trong thị trường bán lẻ hợp pháp, Colgate hay Walmart mới là người có quyền?

Ma túy được bọc trong gói 10.000 nâu và bạc bị tịch thu tại sân của căn cứ quân sự Morelos ở Tijuana năm 2010. 

Câu trả lời là Walmart. “Phía phân phối được quyền đặt giá thu mua, giá bán, định đoạt điểm vận chuyển và thời gian”, ông Bergman chỉ ra.

“Về phần Colgate, họ sẵn sàng tuân thủ mọi điều kiện, chừng nào vẫn có lãi”.

Càng vận chuyển hàng cấm được xa, phía phân phối càng được nhà sản xuất chiết khấu mạnh, sau đó có quyền áp các yêu cầu. DEA phải chiến đấu với dạng thị trường cocaine đã được phức tạp hóa này.

Từ Trung Mỹ, gangster Mexico chuyển cocain lên tàu chở hàng, tàu ngầm hoặc máy bay hạng nhẹ. Đây thường là máy bay một động cơ, chuyển hàng với giá 50.000USD mỗi chuyến.

Tại bang Sinaloa, Tây Mexico, một điểm nóng nhức nhối về nạn buôn bán trái phép cocain, cảnh sát đã bắt giữ 200 máy bay như trên chỉ trong vòng 2 năm. Con số họ để xổng còn nhiều gấp hàng chục lần.  

Người người buôn, nhà nhà buôn

Sau khi thuốc tiếp cận biên giới Mỹ, rất nhiều người nghĩ cách kiếm tiền. Họ ký kết hợp đồng với chủ tàu, xe tải, nhà kho… để tuồn thuốc qua biên giới.

 Quân đội dỡ 134 tấn cần sa phải tiêu huỷ tại căn cứ quân sự Morelos ở Tijuana năm 2010. 

Để phức tạp hóa quá trình, thuốc thường được mua đi bán lại nhiều lần trên đường.

Những người chạm tay được đến các bánh cocain này thường không biết tên ông trùm hoặc băng đảng nào là người sở hữu đầu tiên, mà chỉ có trong tay đầu mối liên lạc cần làm việc.

Hỏi một tay phân phối thuốc trên đường phố New York, anh ta sẽ không bao giờ giải trình được nguồn gốc của hàng.

Điều này giải thích tại sao mô hình kinh doanh hàng cấm của Mexico là một mạng lưới chằng chịt, làm đau đầu cả giới chức trách và các phóng viên điều tra. Hầu như không thể lần về đầu xuất phát của một chuyến hàng.

Nhưng lĩnh vực kinh doanh biến đổi không ngừng này cũng có các “trung tâm giao dịch”. Thuốc phải được một địa bàn sát biên giới thông qua trước khi tìm được đường vào Mỹ. Thủ lĩnh các “trung tâm” này đánh “thuế” mọi mặt hàng cấm dịch chuyển qua đây.

Các trung tâm này là đặc điểm khác biệt đặc thù so với những nước sản xuất thuốc phiện khác như Colombia, Afghanistan, hay Morocco. Chúng cũng là nguyên nhân khiến chiến tranh hàng cấm giữa các băng đảng tại Mexico là mặt trận đẫm máu và nóng bỏng nhất thế giới.

Quân đội tiêu hủy 7,6 tấn cần sa tại căn cứ quân sự ở Ciudad Juarez năm 2010.

Lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán cocain khiến nhiều người dân Mexico lóa mắt. Đủ mọi thành phần từ nông dân, thanh niên thất nghiệp, sinh viên, giáo viên, doanh nhân, thậm chí con nhà giàu cũng tham gia đường dây này.

Tại các nước nghèo, tầng lớp nghèo nhất xã hội thường phải buôn lậu thuốc phiện để kiếm kế mưu sinh, nhưng tại Mexico, nhiều người thuộc thành phần trung lưu, thậm chí thượng lưu cũng dính tràm.

LỀ PHƯƠNG

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]