Tin bài Hay
Mẹo vặt

Những ai không nên ăn trứng gà ngải cứu

01/01/2000 - 00:00

Những ai không nên ăn trứng gà ngải cứu
Những ai không nên ăn trứng gà ngải cứu

Trứng gà rán ngải cứu là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Mặc dù trứng gà rán ngải cứumón ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai cầm máu...

Ngải cứu vốn dĩ đã là một vị thuốc trong Đông y. Cây này còn gọi là ngải diệp, thuộc họ cúc, trước đây thường mọc hoang nhưng nay được trồng phổ biến như một loại rau ăn. Ngải cứu là loại thảo dược rất tốt cho cơ thể trong việc chữa các chứng bệnh như đau đầu, chóng mặt...

Ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây rangộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh...

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Đối với những phụ nữ cơ thể suy yếu, kinh nguyệt không điều hòa, hành kinh đau bụng, thích chườm ấm, sắc diện tím tái,… thuộc "hư hàn", ngải diệp có tác dụng trị liệu rất tốt. Nhưng người có nội nhiệt, cao huyết áp không nên dùng.

Món ăn này được chế biến đơn giản, chỉ một chút rau ngải cứu rửa sạch, xắt nhỏ trộn chung với trứng gà và một chút gia vị rán lên hoặc lót lá chuối và nướng.

Trứng gà cũng là một món ăn được liệt vào hàng bổ dưỡng, đồng thời cũng là vị thuốc quý. Trứng gà vị mặn, tính lạnh, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, làm yên 5 tạng. Trứng gà thường được dùng để trị ho hen, kiết lỵ, động thai.

Lòng trắng trứng gà có vị ngọt, tính ấm, bổ tâm, tì, vị, tác dụng dưỡng âm, trị mất ngủ do âm hư... Trứng gà khi kết hợp với ngải cứu trở thành một món ăn - bài thuốc bổ dưỡng. Trứng gà nếu ăn thường xuyên ngày này qua ngày khác sẽ không tốt cho sức khỏe.

Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu:

Người bị viêm gan: Tinh dầu trong ngải diệp là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính trong ngải cứu. Người bệnh viêm gan ăn trứng gà ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật…

Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thải hoặc sinh non.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu giúp làm tăng việc đi tiểu nhiều và có thể được sử dụng chúng như là thuốc nhuận tràng. Do đó người bị rối loạn đường ruột không nên ăn ngải cứu.

Nguyên liệu:

- 2 - 3 quả trứng gà lớn hoặc trứng vịt

- Ngải cứu

- Hành khô, tiêu, muối, nước mắm

- Dầu ăn.

Cách làm:

- Ngải cứu nhặt lấy ngọn, bỏ cuống, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.

- Đập trứng ra bát. Đánh trứng thật đều tay, nêm gia vị và hạt nêm vừa ăn, thêm một chút tương ớt cho phồng trứng rồi đánh thật bông.

- Trộn ngải cứu vừa thái nhỏ vào bát trứng ở trên, khuấy đều.

- Đặt chảo lên bếp, đợi chảo nóng, đổ dầu vào. Dầu nóng, cho hỗn hợp trứng vào láng mỏng theo lòng chảo.

- Rán cho vàng phần trên và trở mặt dưới của miếng trứng lên, rán vàng đều hai mặt là được.

Chú ý: Bạn nên chọn ngải cứu non để trứng sẽ không bị đắng. Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.

Home

    Trang chủTin mớiThị trườngVideo