Sức khỏe và đời sống cho biết, theo dược học cổ truyền, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ngực bụng đầy trướng, hay ợ chua, nôn nhiều đờm dãi, mắt hoa đầu choáng, đau tức vùng tim, rối loạn kinh nguyệt, chỉ khát nhuận phế, thông huyết mạch, lợi xương tủy...
Tốt cho bà mẹ đang cho con bú
Theo Phụ nữ Online, bà mẹ mới sinh nào cũng mong muốn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng không phải ai cũng có nhiều sữa cho bé. Bắp chuối có tác dụng kích thích tuyến sữa, giúp các bà mẹ nuôi con tốt hơn.
Bạn có thể chế biến nhiều món từ bắp chuối để đổi vị, như nấu canh với tôm, cá chép hoặc hầm chân giò, hay dùng bắp chuối xắt nhỏ, luộc chín sau đó trộn với mè làm món gỏi...
Điều trị nhiễm trùng
Chất ethanol trong bắp chuối có tác dụng điều trị nhiễm trùng, gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Bắp chuối cũng giúp chữa lành vết thương. Theo một nghiên cứu, chiết xuất ethanol từ bắp chuối có thể hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
Điều hòa kinh nguyệt
Mỗi phụ nữ đều có tình trạng kinh nguyệt khác nhau, một số người phải vượt qua triệu chứng tiền kinh nguyệt, số khác thì bị ra máu quá nhiều. Bắp chuối có thể giúp bạn giải quyết những rắc rối này.
Bạn có thể xắt nhỏ bắp chuối, nấu chín sau đó dùng kèm với phô-mai hoặc sữa chua, món ăn này sẽ giúp tăng lượng hormon progesterone trong cơ thể và làm giảm lưu lượng máu, giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, bắp chuối còn có công dụng làm giảm lượng đường trong máu và tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể.
Dồi dào chất khoáng và vitamin
Bắp chuối là thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin A, C và E, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho những người có vấn đề về đường ruột.
Bên cạnh đó, bắp chuối cũng là liều thuốc chữa trị trầm cảm tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nếu cảm thấy lo âu thì bạn nên ăn các món chế biến từ bắp chuối vì chúng có chứa magie, giúp giảm lo lắng và kích thích tinh thần.
Những bài thuốc chữa bệnh từ bắp chuối
Lao phổi: Theo như VOV, hoa chuối 60g, phổi lợn 250g, hai thứ đem nấu chín ăn mỗi ngày 1 lần. Hoặc hoa chuối 100g sấy khô tán thành bột, mỗi lần lấy 20 - 50g hòa đều với mật ong uống, mỗi ngày 3 lần. Hoặc hoa chuối 100g, mật ong 250g, hoa chuối sấy khô tán thành bột, mỗi lần lấy 30g hòa đều với mật ong uống, mỗi ngày 3 lần.
Cơn đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực: hoa chuối 250g, tim lợn 1 cái, hai thứ đem hầm chín, ăn trong ngày. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ đem đốt hoặc sao cháy rồi tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt.
Nhịp tim nhanh: hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày.
Ăn không tiêu, đầy trướng dâng lên cổ, nôn nấc: hoa chuối 10g đem sắc với một lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với 1 chén rượu nhỏ uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
Đau dạ dày: hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc hoa chuối 10g, gạo tẻ 30g, hai thứ đem nấu thành cháo ăn trong ngày.
Bụng trướng đau, ợ chua: hoa chuối 6g sắc uống.Đau bụng: hoa chuối 18g, ngô du tử 18g, sắc uống.Nấc: hoa chuối 60g sấy khô, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.
Kiết lỵ: hoa chuối 30g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.Vết thương do hỏa khí: hoa chuối non, tôm tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
Viêm gan, hoàng đản: hoa chuối 12g sắc uống hằng ngày.
Nhọt độc, ung thũng: hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương.
Bế kinh: hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa hồng 10g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (hoàng tửu), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic. |
Tú Liên
Theo GĐVN