Những bệnh kiêng dùng cao hổ

Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống...

15.6
 - Hỏi: Tôi mới được người bạn tặng một lạng cao hổ nhưng phân vân chưa dám dùng vì đang mắc một số bệnh. Xin hỏi, công dụng của cao hổ và khi dùng cần kiêng với bệnh gì? Nguyễn Thị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội).

Hình ảnh hổ bị xẻ thịt nấu cao ( ảnh minh họa)

 ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời: Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hoá xương khớp, suy nhược cơ thể...
 Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: Bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương...
 Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, loại cao này có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người có thể chất hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hoả vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều, hay có cơn bốc hoả, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hai gò má đỏ, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi... thì không được dùng. Những người bị cao huyết áp cũng cấm chỉ định dùng cao xương hổ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]