Tranh kính màu trong nhà thờ Chartres - Paris
Các kỹ thuật mới trong kiến trúc đặc biệt là việc sử dụng các kỹ thuật giàn chống trong kết cấu mái vòm làm giảm đi tải trọng của các bức tường bên ngoài và có thể thay thế gạch bằng những mảng tường bằng kính màu trên đó có tranh kể lại các câu chuyện.
Mái vòm trong nhà thờ Sainte-Chapelle (Paris)
Những tác phẩm mô tả bằng kính màu lấy cảm hứng từ phong cách điêu khắc thời kỳ này, dựa trên cơ sở là các đường khúc khuỷu và các chân dung bị kéo dài. Những bức tranh kính màu tiêu biểu của Pháp cho phong cách Gothic nằm ở nhà thờ Chartres và Sainte-Chapelle (Paris).
Sách của thời gian (Honore)
La Somme Le Roy (Honore)
Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật trên tranh kính. Phong cách Gothic còn phát triển trên các lĩnh vực trang trí và minh họa trên giấy, trong các tác phẩm. Rất nhiều họa sĩ tên tuổi có xưởng vẽ tại Paris và đến cuối thế kỷ 13 có hai cái tên nổi bật là Honore và Jean Pucelle - những người đã thêm những nét tạo hình cứng cáp vào những đường nét chân dung.
Belleville Breviary (Jean Pucelle)
Lễ truyền tin (Jean Pucelle)
Từ Pháp, phong cách Gothic đã chuyển dần tới Anh quốc, Đức, Italia và bán đảo Iberian (một phần Bồ Đào Nha và Italia). Vào nửa cuối thế kỷ 13, bán đảo Italia vẫn chịu rất nhiều ảnh hưởng của hội họa Byzantine. Cuối thế kỷ 13 và kéo dài suốt thế kỷ 14, tranh tấm và bích họa Gothic mới đạt được nhiều đỉnh cao tại đây.
Christ - Khải huyền (Cimabue)
Họa sĩ Cimabue (1240-1302) là người Italia đầu tiên phá đi phong cách đồ họa, hình học của nghệ thuật Byzantine. Trong những tác phẩm của ông, các chân dung có nhiều mức độ tạo hình, cả những đường khúc khuỷu đóng vai trò chủ đạo trong phong cách.
Christ - Khải huyền (Cimabue)
Hai phiên bản của Maesta của Cimabue tại Uffizi (Florence) và Louvre (Paris) thể hiện rõ chiều không gian thứ 3 thay vì không gian 2 chiều như nghệ thuật Byzantine. Họa sĩ người Siena - Duccio di Buoninsegna (1255-1318) cũng là một trong những người đi tiên phong với chân dung và quần áo được vẽ với những nét mềm mại, liên tiếp.