Phương pháp viết luận tiếng Anh học thuật (phần 3) – Những điều cần nhớ

Kỳ này, thầy Marshall Presnick, Giám đốc học vụ Language Link Việt Nam, giảng viên kỳ cựu chương trình tiếng Anh học thuật tổng kết lại phương pháp viết luận học thuật với một số bí kíp và lưu ý quan trọng.

15.5869

Viết thành các bản thảo và sửa lại nhiều lần

 

Ngay sau khi đã phân tích đề bài và tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như nắm được cấu trúc của một bài luận tiếng Anh học thuật để lên một dàn bài chi tiết, bạn hãy bắt tay vào viết bài thật sớm. Lúc này bạn không cần phải viết quá cầu kỳ và trau chuốt bởi đây sẽ là bản thảo đầu tiên (first draft) cho bài luận của bạn, là nơi bạn có thể thoải mái viết mà không sợ mắc lỗi sai.

 

Đây sẽ là bước phát triển thô sơ nhất từ dàn bài của bạn với những câu văn có thể chưa đúng ngữ pháp,  đạt chưa phù hợp, có thể còn sắp xếp lộn xộn hay thừa thiếu các ý cần thiết. Việc có những bản thảo trước khi hoàn thiện bài luận là vô cùng quan trọng. Bởi sẽ rất khó để bạn hình dung ra những gì mình định viết trước khi thực sự đặt bút viết để có thể nhìn, đọc và tự đánh giá.

 


Để có được bài luận tiếng Anh học thuật thuyết phục, bạn cần có rất nhiều bản thảo

 

Khi đã có những bản thảo nháp, bạn có thể đọc lại và có những sửa chữa điều chỉnh cần thiết. Bạn có thể thoải mái gạch xóa, thay đổi thứ tự, đưa ra những lựa chon từ vựng, cấu trúc câu phù hợp hơn hay phát hiện những điểm chưa hợp lý trong giải thích, lập luận. Sau khi đọc lại và biết cần thay đổi những gì, bạn có thể tiếp tục viết bản thảo thứ 2, thứ 3, đã đưa vào những điều chỉnh cần thiết. Tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn có, bạn sẽ có số lượng các bản thảo phù hợp để kịp thời hạn nộp bài. Càng nhiều thời gian, càng nhiều lần viết và sửa chữa, bài luận cuối cùng của bạn sẽ càng hoàn chỉnh. Đến những bản thảo cuối cùng, bạn có thể nhờ một người bạn hay một người có kinh nghiệm đọc và đưa ra nhận xét để có thể có những đánh giá khách quan từ cái nhìn của người đọc (proofreading).

 

Chú ý các quy tắc về cách trình bày bài luận

 

Các bài luận học thuật tại đại học nước ngoài sẽ cần tuân theo một số quy tắc chung trên thế giới được trường đại học của bạn quy định và lựa chọn. Hai phương pháp trình bày phổ biến thường dùng là APA Style và Havard Referencing Style. Tùy yêu cầu của trường mà bạn sẽ phải đảm bảo bài làm của mình theo đúng những quy định đó bao gồm phông chữ, cỡ chữ, cách đánh đề mục, các trình bày đoạn văn, đánh số trang, ghi chú, cách ghi nguồn tài liệu tham khảo, liệt kê tài liệu tham khảo…

 

Một bài luận được trình bày đúng quy tắc, rõ ràng sẽ rất mạch lạc, dễ nắm bắt, gây ấn tượng tốt với người đọc, chắc chắn là một điểm cộng cho bạn. Vì vậy hãy tìm đọc thật kỹ các quy tắc trình bày trong bài luận để có thể đảm bảo bài luận tuân theo đúng quy định. Tuy đây sẽ là những quy tắc nghiêm ngặt và chặt chẽ nhưng lại không khó để thực hiện, hơn nữa là một bí quyết để “ghi điểm” với người đọc.

 

Sử dụng ngôn ngữ học thuật

 

Với một bài luận học thuật chuyên ngành, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh học thuật là rất quan trọng để tránh việc bài luận của mình bị giảm tính học thuật và mang giọng điệu của tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Hãy sử dụng hệ thống các từ vựng chuyên ngành thật chính xác, với những mẫu câu phức, giọng văn nghiêm túc, không hoa mỹ. Bên cạnh đó bạn hãy tránh dùng các cụm động từ (phrasal verb) và tránh tuyệt đối các ký hiệu viết tắt. Các bài luận học thuật cũng cần một giọng văn khách quan, vì vậy nên tránh sử dụng ngôi thứ nhất như “I”, “we” mà thay vào đó là những cụm từ chung hơn như “According to the evidences, one could predict that…” hay sử dụng nhiều các mẫu câu dạng bị động “It can be seen, it can be concluded that…”.

 

Khi đọc lại các bản thảo của mình, bạn có thể kiểm tra lại ngôn ngữ tiếng Anh mình sử dụng đã đạt yêu cầu học thuật chưa và đưa ra những thay đổi hợp lý. Bạn hãy tham khảo các bài viết về phương pháp viết luận trong tiếng Anh học thuật đã được trình bày ở các kỳ trước để có được một bài luận thuyết phục và ấn tượng.

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]