Quả trám trị đau nhức xương khớp

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc.

15.0163

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng.

Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo.

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước.

Quả xanh có tác dụng giải độc. Quả chín có tác dụng an thần, trị động kinh. Ngày dùng 6 - 12g, dưới dạng nhai nuốt nước, hoặc dạng nước sắc.

Theo Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam, trám dùng làm thuốc thường dùng trám trắng. Quả trám vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương – hơi hàn) vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận). Có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nôn mửa, nhức đầu.

Những bài thuốc chữa bệnh bằng trám

- Viêm họng: Cùi trám xanh 60g, ninh kỹ thành nước sánh đặc, thêm 30g phèn chua, nấu thành dạng cao. Ngày dùng 9g, chia 3 lần.

- Bệnh hoại huyết: Trám tươi 30 quả sắc uống ngày 1 thang, dùng liền trong vài tuần.

- Nẻ da do lạnh: Hạt trám đốt thành tro, trộn với mỡ lợn bôi.

- Kiết lỵ ra máu: Trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro, mỗi ngày 9g, uống bằng nước cơm.

- Nứt môi, lở mép: Trám xanh sao, tán bột, trộn mỡ lợn để bôi.

- Hóc xương cá: Hạt trám non nghiền nát, ngậm nuốt dần.

- Ngộ độc do ăn cá: Trám xanh 30g sắc uống.

- Trẻ em bị sởi: Cùi trám xanh 30g sắc uống.

- Viêm tắc mạch máu: Qủa trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 – 2 tháng.

- Nẻ da do lạnh (cước), khô nứt môi chảy máu: Trám đốt thành tro, trộn mỡ lợn hoặc dầu thực vật bôi.

- Làm nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử, thích hợp cho người luôn cảm thấy miệng khô, hay khạc nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo.

Trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5g thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ. Mã thầy 5g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10g. Ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước bằng lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày.

- Nước thanh nhiệt: Trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giờ, lọc nước uống. Trám tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hoả, hoá đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Nên uống nóng.

- Món ngũ vị: Cam 10g, trám tươi 10g (bỏ hột), ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 6g. Tất cả đều bỏ vỏ, bỏ hạt, giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước (hoặc ép). Đây là món uống bảo kiện rất tốt. Tác dụng thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hậu, trị chứng hay nhổ nước bọt có khi có sợi máu, khó nuốt thức ăn, sưng họng, ho, buồn nôn.

- Canh thanh long bạch hổ: Quả trám tươi (bỏ hột) 15g đập dập, củ cải sống 250g thái nhỏ. Dùng nồi đất ninh. Lấy nước uống thay trà (có thể ăn cái). Phòng chữa bệnh đường hô hấp trên như khi bị cảm cúm.

- Chữa động kinh: Quả trám trắng bỏ hột, đập dập, đun nhỏ lửa 30 phút, cho đường phèn đun thành cao, pha uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa con...

Thuốc tham khảo: Vitamin PP 50mg

Dự phòng và điều trị các chứng thiếu Vitamin PP - Bệnh Pellagra biểu hiện:
- Viêm miệng, loét lưỡi.
- Da xù xì, viêm da, phát ban, trứng cá,eczema, tai biến ngoài  da khi điều trị bằng tia X,....

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]