Tác dụng và tác hại của quả ớt

Ớt cay có tác dụng giảm đau hiệu quả, hỗ trợ chữa bệnh đau đầu do thần kinh. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều ớt sẽ làm đau dạ dày, gây chảy máu ở bệnh nhân trĩ.

15.6074

Mỗi một loại thực phẩm đều có song song tính lợi và hại. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để tăng cường mặt tích cực và tránh các tình huống dễ làm phát sinh mặt tiêu cực của thực phẩm. Với ớt cay cũng vậy.

Tác dụng không ngờ của quả ớt

Theo Lao động, không chỉ là gia vị thêm ngon miệng cho bữa ăn, ớt còn là "vị thuốc quý" giúp giúp ngăn ngừa bệnh tim, tránh được tình trạng huyết áp tăng cao, tăng sức đề kháng, chống ung thư,... Mới đây, nhiều nghiên cứu cho thấy ớt có những tác dụng chữa bệnh bất ngờ như giảm mỡ máu, cải thiện hệ tiêu hóa ...

Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.

Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

Chống tiểu đường: Công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 cho thấy, thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường.

Theo nghiên cứu này, những người theo chế độ ăn uống có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn.

Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

Chữa viêm khớp mãn tính: ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi.

Khi ăn ớt, vị cay kích thích thần kinh vị giác để được chuyền lên não bộ. Não bộ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, giãn mạch cục bộ, tăng tiết nước bọt, hắt hơi. Để giảm cảm giác đau nóng của ớt, não bộ tiết ra một chất giảm đau là endorphin.

Giảm mỡ máu: Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng.

Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt. Trong ớt cay có những chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể, nên có tác dụng trong việc giảm béo.

Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

Chữa cảm cúm: Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch, chỉ cần ăn một ít ớt hoặc hạt tiêu cũng làm bạn đổ mồ hôi.

Tác hại khi ăn ớt không đúng cách

Người đưa tin cho biết, theo một số nghiên cứu cho thấy nếu ăn ớt sai cách có thể dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Tăng huyết áp: Trang The Health đưa tin, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, trái ớt tươi có chứa vitamin C, B1, B2, cartonrin, canxi, photpho, sắt, tốt cho sức khỏe, có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh, đồng thời giúp ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều ớt trong bữa ăn hàng ngày sẽ dẫn đến hủy hoại sức khỏe bởi chất tạo vị cay trong trái ớt có tác dụng kích thích rất mạnh lên cổ họng và niêm mạc đường ruột. Do đó khi bạn đưa vào cơ thể một lượng ớt vượt ngưỡng an toàn có thể gây tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh.

Gây nhiệt miệng, lở miệng, nóng trong người: Theo Đông y, "nóng trong người" hay gọi là bị "nhiệt" có các biểu hiện nổi mụn nhọt và tổn thương da, lở miệng, khô nứt môi, cảm giác nóng rát ở thượng vị, hay ợ nóng, rát sau xương ức, bứt rứt, khó ngủ, đi tiêu khó.

Tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày: Ăn nhiều ớt cay cũng ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ớt cay cũng có thể kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]